Hình 8-36. Cửa lấy nước kiểu tháp tựa bờ Hình 8-35. Tháp kiểu giàn khung
1. đường hầm dẫn dòng; 2. đường hầm dẫn nước; 3. đá; 4. mặt đất tự nhiên; 5. đập đất; 6. cửa nước vào.
6. 0 A 31.3 A - A 6 1 3 2 5 4
384
Hình thức này thường được dùng ở những nơi có bờ tương đối dốc, đá rắn chắc.
Hình thức này có được những ưu điểm của hình thức tháp và mái nghiêng. Thân của tháp tựa vào bờ nên ổn định tốt, kiểm tra sửa chữa dễ dàng, giá thành rẻ.
III. Cao trình cửa vào
Đối với đường hầm có áp dẫn nước đến trạm thủy điện, yêu cầu đỉnh của cửa vào phải ngập dưới mực nước thấp nhất của hồ (khoảng 0,5 á 1,0m) để tránh không khí bị hút vào đường hầm, đồng thời đáy của đường hầm phải đặt cao hơn cao trình lắng đọng của bùn cát để đảm bảo cho bùn cát không bị dẫn vào trạm thủy điện.
ở các đường hầm tháo lũ, cửa vào sẽ đặt ở dưới dung tích phòng lũ của hồ, nhưng nếu cần phải tháo bùn cát thì vị trí cửa vào sẽ dựa vào yêu cầu này mà quyết định.
Vị trí đường hầm tháo cạn nước trong hồ chứa cần phải đặt dưới mực nước định tháo cạn.
Những đường hầm dùng vào việc dẫn dòng thi công thì cao trình cửa vào cần phải chú ý đến điều kiện thi công khi chặn dòng để tránh khi chặn dòng, mực nước chênh lệch thượng hạ lưu quá cao, gây khó khăn cho công tác hạp long.
Đối với các đường hầm có nhiều công dụng khác nhau, việc lựa chọn cao trình cửa vào cần thỏa mãn các mục đích sử dụng của đường hầm, vì vậy cửa vào có thể đặt ở nhiều cao trình khác nhau. Ví dụ: thời kỳ thi công có thể bố trí cửa vào ở cao trình thấp để dẫn dòng, sau khi thi công xong sẽ lấp đi và sử dụng cửa vào ở cao trình cao hơn để tháo lũ hoặc dẫn nước (xem hình 8-1).
Khi chọn cao trình cửa vào đường hầm, còn cần phải căn cứ vào các điều kiện khác như địa hình, địa chất. Để giảm áp lực lên cửa van, nên bố trí cửa vào cao trong phạm vi có thể.
IV. Bố trí cửa van, ống thông khí