3. Chỉ số đánh giá chung thị trường (Aggregate real estate market index
2.6.2. So sánh tương quan chỉ số ngành với các cổ phiếu ngành khác
Nếu như nhóm cổ phiếu ngành BĐS đã làm thất vọng nhà đầu tư trong năm 2008 vì phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì hiện nay mặc dù giá cổ phiếu BĐS đã tăng khá, nhưng mặt bằng giá cổ phiếu bất động sản hiện nay so với mức đạt được trong giai đoạn đỉnh cao trước đây vẫn còn một khoảng cách tương đối. Sở dĩ nhiều cổ phiếu bất động sản lọt vào top cổ phiếu thị giá cao là do các công ty này sớm có kế hoạch tăng vốn bằng chia tách cổ phiếu do kết quả kinh doanh khả quan hơn nhiều so với dự kiến. Mức chia thưởng của nhóm cổ phiếu bất động sản khá cao, thường là 1:1 hoặc 2:1.
Sau một thời gian e ngại với cổ phiếu bất động sản do thị giá tương đối cao so với cổ phiếu các ngành khác, dòng tiền lại chảy vào cổ phiếu ngành này với tiêu chí đầu tư là nhìn vào chỉ số định giá cổ phiếu.
"Nếu nhìn vào chỉ số P/E thì nhóm cổ phiếu bất động sản có nhiều loại thị giá cao, nhưng P/E vẫn ở mức hấp dẫn cho đầu tư trung và dài hạn", giám đốc một công ty chứng khoán nhận định. Như cổ phiếu NTL, với giá 119.000 đồng/CP, P/E dự kiến 2009 theo đánh giá của Công ty Chứng khoán HSC là 9 lần, thấp hơn mức trung bình hiện tại của thị trường.(Nguồn: ĐTCK, 17/9/2009).
Một người tham gia thị TTCK luôn được dạy rằng thứ quan trọng bậc nhất để xem xét đánh giá một cổ phiếu là chỉ số P/E, xem xét chỉ số P/E cao hay thấp để quyết định mua, bán một mã cổ phiếu nào đó.
Tựu chung các hướng dẫn sơ lược đó đều giống nhau là nên tập trung vào các cổ phiếu có chỉ số P/E thấp và không nên đầu tư vào các cổ phiếu có chỉ số P/E quá cao.
cổ phiếu. Tuy nhiên, trên TTCK có rất nhiều mã cổ phiếu có chỉ số P/E rất cao nhưng vẫn tiếp tục tăng giá, rất nhiều cổ phiếu có P/E thấp nhưng giá vẫn không thể tăng lên được trong một thời gian rất dài, vậy hướng dẫn này có tính khả thi đến đâu trong việc giúp chúng ta tìm kiếm lợi nhuận?
Tất nhiên trên thị trường khi một cổ phiếu được bán với giá gấp 30-40 lần lợi tức (P/E cỡ 30 đến 40) thì chắc chắn phải có lý do riêng và do thị trường tự quyết định, vì vào thời điểm nào cũng vậy, mọi cổ phiếu đều được mua bán với giá gần với giá trị thực của chúng. Thế nên, nếu chỉ nhìn con số tuyệt đối P/E của một mã cổ phiếu thấy quá cao, có thể bạn đã mất cơ hội dự bữa tiệc ăn mừng sự tăng giá phi mã của PVD từ 120 (P/E là 140) lên 310, của FPT từ 400 (P/E là 73) lên 670 ...
Các cổ phiếu có chỉ số P/E cao
Tỉ số P/E cao thường được chấp nhận trên TTCK tăng giá, ở các nền kinh tế mới nổi, đang trên đà tăng trưởng với tốc độ rất cao (như ở Việt Nam và Trung Quốc). Nếu chỉ số P/E của một công ty quá cao có thể có các lý do sau: Ngành nghề của công ty đó rất hấp dẫn, có tiềm năng, công ty có khả năng đưa ra các sản phẩm mới có tính cách mạng trong đời sống (như các lĩnh vực kỹ thuật cao, phần mềm, dược phẩm), ngành nghề của công ty bình thường nhưng tốc độ tăng trưởng của công ty trong thời gian tới hứa hẹn sẽ rất cao (tức là hệ số P/E sẽ nhanh chóng hạ thấp xuống).
Một trường hợp khác, cổ phiếu có chỉ số P/E cao là vì một lý do nào đó thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) rất nhỏ, dù thị giá của cổ phiếu này không cao nên người ta chấp nhận với kỳ vọng EPS được cải thiện, giá cổ phiếu sẽ tăng. Chú ý rằng việc so sánh chỉ số P/E cao thấp giữa hai ngành khác nhau là khập khiễng vì mỗi ngành có các đặc thù riêng. Chẳng hạn các ngành ngân hàng, bán lẻ, đầu tư tài chính, công nghệ thông tin được các NĐT chấp nhận với chỉ số P/E cao, các ngành sản xuất cơ
bản như cơ khí, sản xuất giấy, xây dựng được chấp nhận với chỉ số P/E thấp hơn. Lưu ý quan trọng khác là khi một cổ phiếu đang trên đà tăng giá thì việc chỉ số P/E của cổ phiếu đó cao không ngăn cản lại được quá trình tăng giá đó. Như vậy, trong các giai đoạn thị trường “nóng” như tháng 3 và tháng 4 năm 2006, giai đoạn tháng 12 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, những người tham gia thị trường không nên bận tâm quá nhiều đến chỉ số P/E. Nhưng cũng cần lưu ý các NĐT rằng mua cổ phiếu có hệ số P/E cao sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi lợi nhuận của công ty đột ngột suy giảm. Xem xét đánh giá chỉ số P/E của một cổ phiếu cao hay thấp phải xem xét mối liên quan với đặc thù ngành nghề, tốc độ tăng dự kiến lợi nhuận và doanh thu, triển vọng chung của nền kinh tế quốc dân.
Các cổ phiếu có chỉ số P/E thấp
Chỉ số P/E thấp xảy ra ở TTCK giảm giá mạnh, “ngủ đông” nhiều năm liền hoặc nền kinh tế tăng trưởng rất chậm hay đang trên đà suy thoái. Chỉ số P/E thấp cũng nằm trong một số ngành không có tiềm năng phát triển hoặc ở cổ phiếu của các công ty yếu kém, đội sổ trong một ngành, hoặc các cổ phiếu không được sự quan tâm nắm giữ của các tổ chức. Lời khuyên của các giáo sư giảng dạy chứng khoán là tập trung vào các cổ phiếu có chỉ số P/E thấp, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Bất kỳ ai mua một chứng khoán cũng tìm kiếm lợi nhuận đến từ hai nguồn: cổ tức và sự tăng giá của cổ phiếu. Thông thường lợi nhuận đến từ việc tăng giá cổ phiếu gấp hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần lợi nhuận thu được từ nguồn cổ tức. Vì thế, nếu quan tâm quá mức đến việc bỏ ra bao nhiêu đồng để có một đồng cổ tức (tức là bạn chỉ chấp nhận các cổ phiếu có chỉ số P/E thấp) có thể bạn bỏ mất cơ hội thu được lợi nhuận lớn từ viêc tăng giá phi mã của cổ phiếu có chỉ số P/E cao.
Lưu ý rằng trong một nhóm các công ty thuộc cùng một ngành không nên lựa chọn các công ty có chỉ số P/E thấp nhất, vì thông thường đây là các công ty không có
tiềm năng phát triển hoặc có thành tích cực kỳ nghèo nàn, yếu kém. Do đó, khi xem xét cổ phiếu có chỉ số P/E thấp cần chú ý thêm tới thu nhập trên mỗi cổ phiếu và yếu tố ngành nghề. Chỉ số P/E của một cổ phiếu thấp không phải là nguyên nhân để cổ phiếu đó tăng giá nên đừng bao giờ mua chúng vì bạn thấy chỉ số P/E thấp. Tóm lại, P/E chỉ là chỉ số tĩnh dùng để phân tích việc mua bán cổ phiếu trong hầu hết các trường hợp, không nên coi nó là nhân tố chính để quyết định mua hay bán một cổ phiếu nào đó. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên điều gì khi không so sánh với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.