CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Một phần của tài liệu giao an 10.co ban (Trang 32)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1 Nguyên tử 39 19 K có số notron là:

CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Về kiến thức: HS hiểu:

+ Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hyđro.

+ Sự biến thiên tính chất oxít và hyđroxit của các nguyên tố nhóm A.

2/ Về kỉ năng: Vận dụng qui luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được qui luật mới.

II/ CHUẨN BỊ: Photo hình 2.1, bảng 6, bảng 7,bảng 8 SGK

III/ PHƯƠNG PHÁP: Quan sát , thảo luận nhóm

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

PHẦN THỨ NHẤT

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động 1: GV giải thích cho HS về tính kim loại và tính phi kim, sau đó HS nghiên cứu SGK để củng cố 2 khái niệm này cho đúng.

GV chỉ ranh giới giữa nguyên tố kim loại và phi kim trong bảng tuần hoàn.

Hoạt động 2: GV và HS cùng thảo luận về sự biến đổi tính kim loại ,tính phi kim trong chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

GV dùng hình 2.1 để giải thích.

HS tìm hiểu tính kim loại, tính phi kim theo SGK.

I/ Tính kim loại, tính phi kim:

+Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dể mất electron để trở thành ion dương.

+ Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dể thu electron để trở thành ion âm.

1/ Sự biến đổi tính chất trong một chu kì:

Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần. Giải thích: Trong cùng một chu kì theo chiều từ trái sang phải, điện tích hạt nhân tăng dần, nhưng số lớp e bằng nhau, do đó lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng, nên khả năng nhường electron giãm dần, đồng thời khả năng thu

Hoạt động 3:GV và HS dùng hình 2.1 trong SGK để thảo luận về sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một nhóm A GV tổng hợp ý kiến phát biểu của HS, bổ sung những ý còn thiếu sót rồi kết luận Qui luật trên được lặp lại đối với các nhóm A khác.

Hoạt động 4: GV hướng dẩn HS đọc SGK để hiểu khái niệm độ âm điện.

GV đặt câu hỏi: Độ âm điện có liên quan đến tính kim loại, tính phi kim như thế nào?

Hoạt động 5: GV cùng HS dùng bảng 6 trong SGK để thảo luận về sự biến đổi độ âm điện theo chiều điện tích hạt nhân tăng GV hỏi : quy luật biến đổi độ âm điện có phù hợp với sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim hay không?

Hoạt động 6: GV củng cố phần thứ nhất: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

electron tăng.

2/ Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần,đồng thời tính phi kim yếu dần.

Giải thích: trong cùng một nhóm A, theo chiều từ trên xuống, điện tích hạt nhân tăng, đồng thời số lớp electron cũng tăng, nên khả năng nhường e của các nguyên tố tăng( tính kim loại tăng) và khả năng nhận e giãm( tính phi kim giãm).

3/ Độ âm điện:

HS đọc SGK để hiểu khái niệm độ âm điện a/ Khái niệm:Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học

Độ âm điện càng lớn tính phi kim càng mạnh. Ngược lại độ âm điện càng nhỏ tính kim loại càng mạnh

b/ Bảng độ âm điện:

HS quan sát bảng độ âm điện ở SGK để tìm hiểu sự biến đổi độ âm điện.

+ Trong một chu kì, đi từ trái sang phải giá` trị độ âm điện tăng dần.

+ Trong một nhóm A, đi từ trên xuống, giá trị độ âm diện giãm dần.

PHẦN THỨ HAI

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động 7: GV hướng dẩn HS nhìn vào bảng 7 để trả lời câu hỏi sau:

Nhìn vào bảng biến đổi hoá trị của các nguyên tố chu kì 3 trong oxít cao nhất, trong hợp chất khí với hydro, em phát hiện ra quy luật biến đổi gì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ?

Hoạt động 8: GV hướng dẩn HS quan sát bảng 8 ở SGK để nhận xét về sự biến đổi tính chất của oxít và hidroxit của các nguyên tố nhóm A trong chu kỳ 3 theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

GV bổ sung: tính chất đó được lặp lại ở các chu kỳ sau.

Hoạt động 9: GV tổng kết: trên cơ sở khảo sát sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, độ âm điện,tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố hoá học, ta thấy tính chất của các nguyên tố hoá học biến đổi theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhưng không liên tục mà tuần hoàn.

II/ Hoá trị của các nguyên tố:

HS rút ra kết luận:

Trong cùng một chu kỳ, đi từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7, còn hoá trị của các phi kim trong hợp chất khí với hydro giãm từ 4 đến 1. III/ Oxít và hidroxit của các nguyên tố nhóm A:

HS rút ra kết luận:

Trong một chu kỳ theo chiều từ trái sang phải, tính bazơ của các oxít và hidroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính axit của chúng mạnh dần.

IV/ Định luật tuần hoàn:

HS đọc để hiểu định luật tuần hoàn như SGK:

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

V/ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG SGK:

Bài 1: câu D Bài 2: câu D

Bài 3: Những tính chất sau đây biến đổi tuần hoàn: a/ Hoá trị cao nhất đối với oxi

c/ Số electron lớp ngoài cùng Bài 4: câu A Bài 5: Câu A Bài 6: câu C Bài 7: câu C

HS tự giải các bài 8,9,10, 11,12 và soạn trước bài “ ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học” SGK trang 49.

Ngày soạn: Ngày dạy :

Tiết 19:

Một phần của tài liệu giao an 10.co ban (Trang 32)