Lobby Lounge &

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo thực tập sinh trong bộ phận Kinh doanh ăn uống của khách sạn Hilton Hanoi Opera (Trang 45)

Café Opera Tuần 7 – 8 – 9 - 10 0 2 GSV số 3

4 JJ’s Sports Bar Tuần 11 – 12 1

0 GSV số 4

Tổng 60 4

Nguồn: Đề xuất của người viết

Việc phân chia thời gian đào tạo tại các outlet phụ thuộc vào lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết tại outlet đó (căn cứ vào thời lượng bài học trong cuốn sổ tay đào tạo kỹ năng và hành vi theo mỗi nghiệp vụ - tương ứng với 1 outlet). Trên thực tế, bắt đầu thực tập tại nhà hàng sẽ giúp thực tập sinh được học hỏi những kỹ năng công việc cơ bản nhất và bao quát nhất của bộ phận. Bởi vì tại nhà hàng, công việc chính của nhân

nữa, outlet này có tới 2 nhà hàng và 1 Room Service nên cần nhiều thời gian hơn để đào tạo.

Banquet là bộ phận có thời gian làm việc không ổn định, nên sẽ khó khăn trong việc sắp xếp thực tập sinh tại bộ phận này. Tuy nhiên, khi có sự kiện/ tiệc, quản lý các outlet khác rất khuyến khích cho thực tập sinh tham gia hỗ trợ Banquet và học hỏi thêm. Trong mảng outlet các quầy đồ uống, yêu cầu về kỹ năng công việc rất cao, không chỉ biết phục vụ bàn, tại đây còn yêu cầu pha chế. Lobby Lounge và Café Opera cùng một vị trí nên nhân viên trong một ca làm việc cho cả 2 quầy, thực tập sinh khi được đào tạo tại đây cũng vậy. JJ’s Sports Bar chuyên phục vụ các loại rượu và đồ ăn vào buổi tối và đêm, nên được sắp xếp cuối cùng trong lịch trình thực tập, bởi tại các outlet trước, thực tập sinh đã được trang bị cơ bản kỹ năng phục vụ bàn, pha chế…

Kế hoạch đào tạo tại mỗi outlet cũng cần rõ ràng, chi tiết hơn về mục tiêu, nội dung đào tạo và người hướng dẫn, cụ thể như sau:

• Mục tiêu đào tạo: tại mỗi outlet, người quản lý cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể, chia sẻ cùng thực tập sinh .

• Nội dung đào tạo: cần được xây dựng dựa trên nền tảng “Tiêu chuẩn dịch vụ Hilton” và “Hospitality + Service”, song song với việc học và thực hành các kỹ năng, nghiệp vụ của từng outlet theo cuốn sổ tay đào tạo nhân viên về kỹ năng và hành vi.

• Người hướng dẫn: không chỉ là người nắm vững kiến thức kỹ năng, nhiều kinh nghiệm và có khả năng truyền đạt, hướng dẫn người khác, hiểu rõ và biết sử dụng các tài liệu đã cho như một công cụ đào tạo nhân lực hiệu quả.

• Hình thức đào tạo: kết hợp giữa đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc và đào tạo theo kiểu học nghề. Hình thức đào tạo kết hợp như thế này không đòi hỏỉ một người hướng dẫn cố định, mà các nhân viên chính thức phải có kinh nghiệm lâu năm, nắm vững kiến thức và kỹ năng, có khả năng áp dụng trong công việc thành thạo, đây lại chính là điểm mạnh của đội ngũ nhân viên trong bộ phận Kinh doanh ăn uống. Hơn nữa, môi trường làm việc tại đây cũng rất năng động, cởi mở, nhân viên chính thức sẵn sang giúp đỡ và hướng dẫn thực tập sinh làm việc.

dụng trong đào tạo cần phải rõ ràng, rõ nghiệp vụ và khuyến khích thực tập sinh nghiên cứ, đọc trước để hoạt động đào tạo được hiệu quả.

2.2.Hoàn thiện công tác tổ chức và thực hiện đào tạo

Sau khi xây dựng được kế hoạch đào tạo, việc tổ chức và thực hiện đào tạo là rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp thực hiện của phòng Đào tạo và bộ phận Kinh doanh ăn uống trong việc thiết kế chương trình đào tạo cho thực tập sinh.

Thiết kế và phát triển bộ tài liệu đào tạo cho thực tập sinh

Đầu tiên, phòng Đào tạo cần phải cung cấp cho thực tập sinh những thông tin cơ bản mang tính định hướng như mục tiêu phát triển của khách sạn, lịch sử hình thành phát triển, văn hoá doanh nghiệp, nội quy của khách sạn; các chính sách, đặc biệt là chính sách đào tạo phát triển của khách sạn.

Để thực tập sinh hình dung được những công việc sẽ phải làm, người hướng dẫn nên cung cấp cho họ những tài liệu liên quan đến công việc trong bộ phận và khách sạn. Cụ thể như bộ mô đun “Hospitality + Service”, tiêu chuẩn dịch vụ Hilton, sổ tay đào tạo nhân viên về kỹ năng và hành vi, danh sách kiểm tra kỹ năng công việc, danh sách công việc hàng ngày tại outlet.

Cần phải cho thực tập sinh thời gian để làm quen trước với công việc và chuẩn bị sẵn những tài liệu liên quan đến công việc và khách sạn để thực tập sinh có thể hình dung được những công việc sẽ phải làm. Người hướng dẫn cần giúp thực tập sinh làm thử công việc của họ một vài lần. Điều này giúp thực tập sinh có thể biết được những yêu cầu khi thực hiện công việc sắp tới của họ.

Cần lưu ý là chỉ phổ biến những thông tin cơ bản. Không nên bắt thực tập sinh phải nhớ tất cả thông tin, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết ngay trong ngày mới vào. Họ sẽ chỉ cảm thấy áp lực và sợ công việc được giao.

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tạo cho thực tập sinh cảm giác thân thiện khi mới gia nhập khách sạn, giúp họ hòa đồng với tập thể, tránh những cách giao việc có tính áp lực làm họ sợ công việc. Cần cho họ thấy rõ sự sẵn sàng hỗ trợ thực tập sinh phát triển nghề nghiệp thì họ sẽ yên tâm hơn với công việc cần làm và quá trình đào tạo.

thực hành và luyện tập với những phản hồi và lời khuyên, Hilton có thể cải thiện những cơ hội để quá trình đào tạo của họ sẽ là một tác động bền vững cho đội ngũ thành viên trong tương lai.

2.3.Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc

Như thực trạng đã phân tích, việc đánh giá thực hiện công việc hay quá trình thực tập của thực tập sinh cần tận dụng mục đánh giá và xác nhận trong bản “Danh sách kiểm tra kỹ năng công việc”, theo danh sách này, mỗi kỹ năng công việc được hoàn thành sẽ được giám sát viên xác nhận và sau khi hoàn tất danh sách, giám sát viên sẽ nhận xét và đánh giá chung. Đây là một trong những cơ sở để đánh giá quá trình thực tập của thực tập sinh.

Trên thực tế khi kết thúc thực tập, Giám đốc bộ phận là người nhận xét và đánh giá quá trình thực tập, cần phải sử dụng thêm phương pháp đánh giá “Thông tin phản hồi 360 độ”4, thực tập sinh có thể chủ động đi xin thông tin phản hồi do quá trình luân chuyển đào tạo giữa các outlet, mỗi outlet lại có một Giám sát viên. Sau đó, Giám đốc bộ phận là người tổng hợp thông tin phản hồi từ các Giám sát viên và đại diện nhận xét, đánh giá.

2.4.Khuyến khích sự chủ động của thực tập sinh

Mỗi thực tập sinh cần phải chủ động trong việc xây dựng chương trình đào tạo cho mình, người quản lý nên khuyến khích thực tập sinh xây dựng kế hoạch hành động, áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế công việc. Thông tin này sẽ được Phòng Nhân sự củng cố lại và được sử dụng để hỗ trợ cho các chương trình phát triển.

Ngoài ra, khuyến khích thực tập sinh chú ý đến bảng Thông báo Phát triển nghề nghiệp để biết thêm về những khóa học khác và nếu thấy có ích thực tập sinh có thể đăng ký với giám sát trực tiếp hay Trưởng bộ phận của mình. Nếu thực tập sinh thấy có những khóa học nào khác thích hợp với công việc của mình và muốn tham gia, hãy bàn với giám sát trực tiếp hoặc Trưởng bộ phận của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo thực tập sinh trong bộ phận Kinh doanh ăn uống của khách sạn Hilton Hanoi Opera (Trang 45)