Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách hối đoái tại Việt Nam (Trang 33 - 36)

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại lớn và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, việc lựa chọn một cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình và chính sách tiền tệ hiện tại có ý nghĩa quan trọng trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô.

Cũng như hầu hết các nước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng “bộ ba bất khả thi” gồm: dòng vốn chảy vào và chảy ra; tỷ giá hối đoái; và lạm phát.

Đó là khi dòng vốn nước ngoài vào nhiều, để ổn định tỷ giá Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ, qua đó gây áp lực lạm phát, việc kiểm soát dòng vốn theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối thì Việt Nam đã tự do hoá giao dịch vãng lai, cũng có giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn nhưng đã nới lỏng một cách tương đối.

Theo lý thuyết này, với một tài khoản vốn mở, một quốc gia không thể đạt được cùng một lúc hai mục tiêu ổn định lạm phát và ổn định tỉ giá (tỉ giá mục tiêu). Đối với các thị trường mới nổi, nơi mà thị trường tài chính và tiền tệ còn kém phát triển, thì hiện tượng bộ ba bất khả thi là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Việc giải quyết hợp lí ba mục tiêu vĩ mô này, đối với mỗi quốc gia khác nhau thỡ cú cỏc phản ứng khác nhau.

Vấn đề đặt ra lúc này đối với Việt Nam là phải lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá nào là thích hợp trong quá trình hội nhập kinh tế luôn là những vấn đề hóc búa. Sự lựa chọn sai lầm rất có thể dẫn đến sự bất ổn tiền tệ, bất ổn kinh tế vĩ mô.

Trong ba mục tiêu trên, kiểm soát lạm phát là mục tiêu số một không thể loại bỏ, do đó vấn đề tỷ giá và kiểm soát dòng vốn cần có sự lựa chọn cho phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của “bộ ba bất khả thi”.

phát triển thị trường tài chính hiện nay của Việt Nam?

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái hiện nay, có ý kiến cho rằng trong bối cảnh lạm phát cao, dòng vốn vào nhiều nên để VND lên giá theo cung cầu thị trường thì mới kiểm soát được lạm phát; có ý kiến ngược lại là phải can thiệp để phá giá VND để giảm thâm hụt cán cân thương mại mà hiện nay đang thâm hụt ở mức báo động.

Có hai vấn đề quan trọng cần được xem xét khi lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá, đó là xem xét tác động chính sách tỷ giá trên khía cạnh vĩ mô và vi mô. Xét về khía cạnh vĩ mô, một chính sách tỷ giá cần phải được nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thiết lập một cái neo rõ ràng và đáng tin cậy như một nhân tố của chiến lược chính sách nhằm ổn định mức giá trong nước và ổn định thị trường tài chính.

Về khía cạnh vi mô, chính sách tỷ giá cần phải được nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế, đảm bảo một vị thế cán cân thanh toán mạnh, theo đó chính sách tỷ giá gắn với cả biến số kinh tế thực.

Từ tình hình và đặc điểm kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và lạm phát đang gia tăng như hiện nay, việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ là không đơn giản với tình trạng đụla hoỏ như hiện nay.

Điều đó cũng cho thấy không thể lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi ngay lập tức mà cần phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo ổn định thị trường tài chính. Mặc dù kiềm chế lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu, song do tính tác động yếu của tỷ giá đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế, vì vậy nên lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hướng tới bình ổn thị trường tài chính hơn là hướng tới kiềm chế lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế.

Với thực trạng về mức độ phát triển thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ như hiện nay thì cơ chế điều hành tỷ giá khống chế biên độ như hiện nay là

hợp lý. Chính vì vậy, trong lựa chọn chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm phát cần hướng tới việc kiểm soát dòng vốn vào sẽ hiệu quả hơn thông qua công cụ tỷ giá.

Tuy nhiên, để chính sách tỷ giá hỗ trợ tích cực cho chính sách tiền tệ đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát trong trung hạn, thì phải từng bước tạo ra sự linh hoạt trong cơ chế điều hành tỷ giá.

Với điều kiện hiện tại về kinh tế - xã hội của Việt Nam thì việc thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự kiểm soát của Nhà nước là phù hợp. Cơ chế này có thể còn kéo dài trong một thời gian nữa khi Việt Nam thực sự có một tiềm lực kinh tế mạnh, có một lực lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết nhằm ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia, ổn định được giá cả hàng hoá - dịch vụ trên thị trường. Như vậy, một cơ chế tỷ giá hối đoái phù hợp phải là một cơ chế phản ảnh được các mối quan hệ đặc biệt giữa tỷ giá hối đoái với lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát tiền tệ trong từng thời kỳ khác nhau. Trong đó, chính sách lãi suất được xem như là cơ sở quan trọng nhất để hoạch định chính sách tỷ giá.

Trong những trường hợp thật cần thiết, Nhà nước có thể thực hiện phá giá “nhẹ” đồng tiền của mình nhưng chỉ trong giới hạn được tính toán kỹ lưỡng; vì mỗi lần phá giá tiền tệ, là mỗi lần chấp nhận tăng thêm mức độ lạm phát tiền tệ, là mỗi lần chấp nhận sức mua của đồng tiền bị mất giá. Trong tình huống như vậy, việc tính toán cân đối Ngân sách quốc gia nhằm bù đắp thiệt hại do phá giá tiền tệ đem đến cho các thành viên trong xã hội cần được thực hiện một cách chính xác, thận trọng. Để có thể có được quyết định chính xác việc phá giá nhẹ đồng tiền, việc xác định tỷ lệ phá giá trong quan hệ với lạm phát tiền tệ và tăng trưởng kinh tế cần được đặt ra và xem xét một cách kỹ lưỡng. Thực hiện việc phá giá tiền tệ cần được xem là một bài toán kinh tế mà đáp số cuối cùng phải là kinh tế tiếp tục được tăng trưởng một cách bền vững. Do vậy, quan hệ giữa phá giá tiền tệ, lạm phát tiền tệ, với tăng trưởng

kinh tế sau khi thực hiện việc phá giá sẽ là:

% phá giá tiền tệ < % lạm phát tiền tệ < % tăng trưởng kinh tế

Trong kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ tiền tệ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ quốc gia. Việc nghiên cứu một cách đầy đủ vai trò, đặc điểm của tỷ giá hối đoái để có thể xác định được cho nó một định hướng phù hợp luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách hối đoái tại Việt Nam (Trang 33 - 36)