Giai đoạn 26/2/1999 đến nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách hối đoái tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

1. Sự vận động của chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 1 Giai đoạn từ 1989-1992.

1.4.Giai đoạn 26/2/1999 đến nay.

Trước ngày 26/2/99 TGHĐ được ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày và trên cơ sở đú cỏc tổ chức tín dụng được phép mua bán trong một biên độ nhất định. Ngoài ra còn tồn tại một loại tỷ giá là tỷ giá chợ đen tạo ra một hệ thống đa tỷ giá phức tạp tỷ giá chính thức của NHNN công bố không được xác định theo tín hiệu thị trường nên không có ý nghĩa kinh tế. Tuy vậy khi có sự thay đổi của tỷ giá vẫn có những tác động đến nền kinh tế.

Đến nay khi nền kinh tế vận động mạnh theo cơ chế thị trường thì việc xác định tỷ giá như trên không còn phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và thông lệ quốc tế. Từ 26/2/99 TGHĐ chính thức công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó, đồng thời biên độ giao dịch cũng được rút xuống là ± 0,1%.

Có thể nói đây là một bước đổi mới rất quan trọng không những trong quan niệm, trong tư duy mà cả trong thực tiễn quản lý, với cơ chế này làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường vận động một cách khách quan phản ảnh đúng hơn các quan hệ cung cầu về ngoại tệ ở trên thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới.

Song song với việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá NHNN Việt Nam cũng đó cú quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất (QĐ số 241/2000/QD NHNN1 ngày 2/8/2000 bằng việc bãi bỏ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản thay bằng và tổ chức tài chính được quyền ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng nhưng không được vượt qua mức lãi suất cơ bản và biên độ quy định trong từng thời kỳ ).

2. Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động thương mại quốc tế

Thực tiễn đã cho thấy, chính sách TGHĐ có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó có hoạt động ngoại thương. Điều đó được thể hiện rõ qua sự chênh lệch cán cân thương mại ở từng thời kỳ:

Trong các năm 1991-1992 do ảnh hưởng của sự đổ vỡ các mối quan hệ ngoại thương với Liên Xô và Đông Âu, nhập khẩu giảm sút một cách nghiêm trọng ( năm 1991 là 357.0 triệu USD đến năm 1992 chỉ còn 91,1 triệu USD ). Các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu theo hình thức trả chậm và phải chịu một lãi suất cao do thiếu Dollar, dẫn đến các cơn sốt Dollar theo chu kỳ vào giai đoạn này.

Khi đánh giá về mối quan hệ giữa TGHĐ và ngoại thương của Việt Nam từ cuối năm 1992 đến đầu năm 1997, tất cả các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây và cũng theo nhận định chung của các nhà kinh tế thì đây là giai đoạn tăng giá mạnh của đồng tiền Việt Nam. Các kết luận thường cho rằng: Chính điều này là nguyên nhân gây ra tình trạng thõm hụt lớn trong ngoại thương của Việt Nam. Ví dụ: Nếu ước tính một cách tương đối và lấy gốc là năm 1992 thì đầu năm 1997, nếu so với tỷ giá theo phương pháp ngang

giá sức mua thì TGHĐ danh nghĩa của năm 1997 thấp hơn TGHĐ thực tới 28%, nghĩa là VND đã tăng giá thực tế xấp xỉ 28,14%. Và số liệu thực tế cho thấy nếu xét về giá trị tuyệt đối bằng tiền tệ thì thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam đó cú sự tăng liên tục qua các năm (1993 là 0,94; 1994 là 1,78; 1995 là 1,96; 1996 là 3,77; 1997 là 2,43 tỷ Dollar Mỹ).

Bảng 2: Tình hình cán cân thương mại giai đoạn 1993 – 1997

Đơn vị tính: Tỷ USD

Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997

Xuất khẩu 2,98 4,05 5,2 7,33 9,27

Nhập khẩu 3,92 5,83 8,16 11,1 11,7

Cán cân thương mại - 0,94 - 1,78 - 2,96 - 3,77 - 2,43

Nguồn: “ Exchange rate arrangenent in Viet Nam: Informatiom content and policy option ( Prepared by Vo Tri Thanh ( principle researcher ) 12/2002

Bảng 3: Tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa với tỷ giá thực tế theo ngang giá sức mua

1992 1993 1994 1995 1996 1997

Tỷ giá hối đoái

danh nghĩa 11,179 10,64 10,955 10,97 11,1 11,175

Tỷ giá hối đoái

tính theo PPP 11,179 11,388 12,702 13,992 14,132 14,32

% chênh lệch 0 7,03 15,94 27,55 27,31 28,14

Nguồn: Tạp chí tài chính tháng 2/2004

Từ năm 1999 đến nay, nhờ áp dụng chính sách tỷ giá phù hợp, cùng với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, tổng giá trị xuất nhập khẩu đều tăng qua các năm. Từ năm 1999 đến 2002, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ( % ) lần lượt là 23,2%; 25,2%; 4%; 11,2%. Bên cạnh đó là tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 1,1%; 34,5%; 2,3%; 22,1%.

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu từ 1999 – 2002

Tốc độ tăng trưởng

xuất khẩu ( % ) 23,2 25,2 4 11,2

Tốc độ tăng trưởng

nhập khẩu ( % ) 1,1 34,5 2,3 22,1

Nguồn: Chọn lọc từ “Viet Nam: Statistical Appendix” 12/2003 – IMF (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do nước ta là một nước đang phát triển nên tình hình nhập siêu qua các năm và trong một thời gian dài là khá phổ biến như các nước khác. Nhập siêu xảy ra liên tục trong cả giai đoạn 2001-2007. Ngoại trừ năm 2005 có giá trị nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng liên tục, đặc biệt năm 2007 vừa qua tăng gần 2,5 lần. Đây là mức tăng kỉ lục trong thời gian qua. Tỉ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng cao kỉ lục: 25,82%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định do chịu tỏc đụng của rất nhiều yếu tố. Năm 2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tỡnh tỡnh kinh tế - chính trị thế giới biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002, và bứt phá trong hai năm 2004-2005. Sau khi suy giảm nhẹ vào năm 2005, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt năm 2007 là 28,9%, cao nhất trong 7 năm của giai đoạn 2001–2007. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20,5%.

Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109.217 triệu USD, gấp 3,5 lần so với 31.247 triệu USD của năm 2001.

Từ những phân tích trên, ta thấy răng tỷ giá hối đoái có một vai trò rất quan trọng đối với nền hoạt động thương mại quốc tế. Ta cần phải xây dựng một chính sách tỷ giá phù hợp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, để từ đó tạo những tiền đề cho việc phát triển kinh tế ở Việt Nam một cách bền vững.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHI ̣ NHẰM HOÀN THIỆNCHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIậ́T NAM CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIậ́T NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách hối đoái tại Việt Nam (Trang 29 - 33)