Vườn xuân, vườn tiên biểu tượng cho thế giới mộng tưởng

Một phần của tài liệu luận văn Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính (Trang 53)

2 Vườn hoang

2.2. Vườn xuân, vườn tiên biểu tượng cho thế giới mộng tưởng

STT Hình ảnh Nguồn

1 Hoa cam rụng trắng xóa, vườn cam, hoa thơm, bướm, phấn hương bay,

Hoa với rượu

2 Trăng, vườn đào Không ngủ

3 Giếng cạn, hoa râm bụt, nắng vàng Nhặt nắng

4 Hoa đào, mặt sân rêu Thôi nàng ở lại

5 Con bướm vàng, vườn lê, hoa trắng, nữ chúa vườn lê, bà tiên

Truyện cổ tích 6 Cành dâu xanh, lá dâu xanh, bóng bướm Bóng bướm 7 hoa cỏ, vườn Ngự Uyển, cung tần mĩ nữ, nhà vua, du

khách, son phấn, hương đưa, công chúa, hoàng hậu, mẫu đơn nở đỏ, gót son, lầu Tôn nữ, ngựa bạch, áo Trạng Nguyên, tiệc yến, đường hoa má phấn, nhạc ngựa

Xóm Ngự Viên

hương, bướm vờn hoa, bướm xem hoa nở, cảnh tiên

Bên cạnh mảnh vườn thực, vườn quê trong thơ Nguyễn Bính còn là vườn của tâm tưởng và mộng tưởng. Trong nỗi nhớ khắc khoải, trong niềm hoài niệm tha thiết của người con tha hương, hình ảnh mảnh vườn hiện lên thật thân thương, thanh bình và thơ mộng. Vẻ đẹp vườn quê thể hiện tập trung nhất là ở gương mặt thụn Võn, tất cả đều bình dị, thân thiết. Đó là vườn quê đẹp như trong cổ tích, vàng tươi hoa cải, rập rờn bướm trắng, phơi phới lứa tuổi đương tơ, đầy cây non lộc mới, mưa nắng dịu dàng:

Xứ mình lắm bướm nhiều hoa Bờ tơ ngà lộc, tay ngà vin xanh Mưa nhè nhẹ, nắng thanh thanh Nên thơ, ôi cả xứ mình nên thơ

(Xuân về nhớ cố hương) Không gian vườn trong thơ Nguyễn Bính còn là không gian của mộng tưởng, đưa ta trở về với những miền đất xưa lung linh màu sắc huyền thoại và cổ tích (Truyện cổ tích, Quan trạng, Thuở trước). Sự dao động giữa hai miền thực - ảo, sự thực hóa ảo, ảo hóa thực làm cho không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính vừa rất đỗi gần gũi thân thiết, vừa lạ lùng, kì diệu. Am hiểu cảnh sắc và con người thôn quê, dù viết về bất cứ cái gì nhà thơ bao giờ cũng khơi dậy hồn quờ, tỡnh quờ một cách sâu sắc, thấm thía.

* Tiểu kết

Nhìn toàn cảnh, vườn quê Nguyễn Bính được tạo ra từ sự tổng hợp của các tính chất cụ thể và điển hình, chân thực và mộng tưởng, một khoảng không gian ngăn cách nhưng thật gần gũi, một khoảng không gian cổ kính nhưng rất đỗi quen thuộc, thân thương. Nghĩa là một khoảng không gian mang đầy đủ hình ảnh, màu sắc, đường nét của làng quê Việt Nam tự nghìn đời. Trờn cỏi nền không gian ấy, nhà thơ khắc họa sâu sắc những cảnh đời, những số phận, tính cách và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân quê bình dị.

C. KẾT LUẬN

Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm biểu tượng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, khám phá biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bớnh trờn hai phương diện. Một là giá trị tượng trưng. Hai là phương thức biểu đạt. Có thể thấy, biểu tượng và đồng thời là ám ảnh của nông thôn trong thơ Nguyễn Bớnh chớnh là mảnh vườn. Vườn đồng nghĩa với nhà, với quê hương, với hạnh phúc:

Trong xã hội nông nghiệp trồng lúa nước, vườn chứ không phải ruộng trở thành biểu tượng của quê hương, không hẳn vì nơi chôn rau cắt rốn của nhà thơ có nhiều vườn tược, hoặc các nhân vật trữ tình của ông gắn bó với nghề vườn, mà chủ yếu, vì một nguyên nhân sâu xa hơn nằm trong cõi tâm linh người Việt.

Mảnh vườn, vườn dâu kề cận cội nguồn hơn thửa ruộng. Trong thơ Nguyễn Bính,

vườn, do vậy không chỉ là biểu tượng của thôn quê, mà là của cả dân tộc, chân quê của mỗi con người Việt Nam

Nói đến phương thức biểu hiện thơ Nguyễn Bính nói chung và xây dựng biểu tượng vườn nói riêng là nói đến thế giới ngôn từ của nhà thơ. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính là ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu màu sắc dân gian dân tộc. Đó là là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh quen thuộc. Nhà thơ đã chọn cho mỡnh cỏch biểu đạt nội dung, tư tưởng thông qua các sự vật, hiện tượng cụ thể xung quanh, tác động vào giác quan người đọc để lại ấn tượng lâu bền. Bên cạnh đó, Nguyễn Bính còn là một nhà nghệ sĩ tài ba nhờ việc vận dụng các biện pháp tu từ

Hầu hết các ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính đều bắt nguồn từ những ẩn dụ quen thuộc trong ca dao: từ chất liệu đến cách thức xây dựng hình tượng. Nhưng nó không hề tạo cảm giác nhàm chán, không mất đi giá trị biểu cảm mà rất gần gũi, thân quen, làm thức dậy trong lòng ta những rung động mãnh liệt về vẻ đẹp của vườn quê, cảnh quờ, tỡnh quờ. Những hình ảnh ẩn dụ góp phần tạo nên màu sắc dân tộc đậm đà trong thơ ông. Bên cạnh đó, nhà thơ còn vận dụng thành công biện pháp so sánh. Những hình ảnh dùng để so sánh thường là: tơ, lụa trắng, vũng nước, con thoi, hoa cỏ may, hoa hướng dương, hoa hồng, lan, sen, đào, cau…

những hình ảnh gợi nhớ gợi thương đến những mảnh vườn quờ, gúc vườn quê mộc mạc, trù phú gắn bó với cuộc sống thôn dã. Chính điều này đã làm cho ví von, so sánh dưới ngòi bút Nguyễn Bính càng trở nên dễ hiểu, thêm giàu sức gợi

cảm đối với người đọc, khơi gợi hồn quê trong từng câu từng chữ. Thủ pháp nhân hóa cùng cách nhìn mởi mẻ, hiện đại về vạn vật, nhà thơ đó cú những khám phá mới, những phát hiện riêng về vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên. Ông đã trả lại linh hồn, sức sống, đường nét, màu sắc cho thiên nhiên, và đó là đóng góp có giá trị bền vững vào thơ ca dân tộc.

Một điều đáng lưu ý nữa, đó là cách cảm nhận và đo đếm không gian và thời gian trong thơ Nguyễn Bớnh. Nú mang đậm sắc thái dân gian và thể hiện cách cảm, cách nghĩ của người dân quê về không gian, và được biểu hiện bằng chính lời ăn, tiếng nói của họ.

Việc vận dùng thành công những thủ pháp nghệ thuật trờn đó đưa Nguyễn Bính trở thành một người nghệ sĩ tài ba, một nhà thơ của tỡnh quờ và cảnh quê độc đáo, có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc.

Việc triển khai biểu tượng vườn gợi mở hướng nghiên cứu biểu tượng vườn trong sự xâu chuỗi các biểu tượng nằm trong hệ thống biểu tượng thơ Nguyễn Bớnh. Đõy có thể coi là một con đường rộng mở cho chúng ta đến với thế giới nghệ thuật cũng như cảm xúc và tư tưởng của nhà thơ. Mặc dù trong đề tài đã bước đầu triển khai việc việc so sánh biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính với nhiều tác giả khác nhưng sự so sánh này mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ. Trong thời gian tới, nên tiếp tục đào sâu, triển khai hướng nghiên cứu so sánh một cách nghiêm túc và trên hướng nghiên cứu rộng hơn.

Một phần của tài liệu luận văn Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w