Cách cảm nhận và đo đếm không gian, thời gian

Một phần của tài liệu luận văn Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính (Trang 45)

1. Phương thức xây dựng biểu tượng

1.2. Cách cảm nhận và đo đếm không gian, thời gian

1.2.1. Cách cảm nhận và đo đếm không gian

Cách cảm nhận và đo đếm không gian của Nguyễn Bính rất độc đáo, mang đậm sắc thái dân gian. Nó thể hiện cách cảm, cách nghĩ của người dân quê về không gian, và được biểu hiện bằng chính lời ăn, tiếng nói của họ. Không gian vườn trong thơ Nguyễn Bớnh ớt được đo bằng những đơn vị đô đo chính xác về kích thước, chiều dài, chiều rộng, độ cao, độ sâu mà thường được đếm bằng những sự vật, hiện tượng cụ thể gần gũi với người lao động. Không gian vườn cũng mang nhiều cách trở. Sự cách trở ấy luôn được đo đếm bằng tâm cảm

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn

(Người hàng xóm)

Tôi ở đầu thụn cụ cuối thôn

Biết còn gặp gỡ được nhau không Cách hai bờ giếng nhưng xa cách Như kẻ đầu sông kẻ cuối sông

(Nhặt nắng) Trong cảm nhận không gian ấy, những sự vật vốn rất gần gũi với người dân quê bỗng trở thành không gian ngăn cách, chia biệt đôi lứa. Chỉ một dậu mùng tơi, hai bờ giếng cũng trở nên xa cách muôn trùng. Nhiều khi nó không còn là khoảng cách vật lí nữa mà là khoảng cách tõm lớ, phụ thuộc vào tâm cảm của nhân vật trữ tình. Dậu mùng tơi không chỉ là vật ngăn cách, phân định không gian giữa nhà nàng nhà tôi mà còn là vật cản mà chàng trai rụt rè đã tự tạo nên để rồi không thể đến được với người mình yêu, đến lúc nhận ra, hối hận thỡ đó quỏ muộn mằn. Hai bờ giếng có xa cách gỡ đõu. Nhưng nó là cả một vũ trụ cách ngăn trong tâm tưởng của đôi lứa yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau.

Nhà thơ còn mở rộng cả không gian khi đưa những mã hiện thực dân dã vào trong thơ để diễn tả nổi buồn, nỗi mất mát của tình yêu trong tâm hồn con người hiện đại:

Từ ngày cô đi lấy chồng

Gớm sao có một quãng đồng mà xa

Bờ rào cây bưởi không hoa

Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo

Lợn khụng nuụi đặc ao bèo

Giàu không dây chẳng buồn leo vào giàn

Giếng thơi mưa ngập nước tràn Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

(Qua nhà) Mỗi chữ trong bài thơ đều là lời quê được dùng theo lề lối quê, bình dị, mộc mạc mà giàu sức biểu cảm đến kinh ngạc. Nhà thơ đó dựng cỏi cú để gợi cỏi khụng, cỏi thừa gợi cái thiếu, cái đầy gợi cái rỗng, cỏi cũn gợi cái mất. Bằng cách liên tiếp dùng những từ mang sắc thái phủ định chỉ cái vắng, cỏi khụng: không hoa, khụng nuôi, chẳng buồn leo súng đôi với những từ chỉ cỏi cú, cỏi đầy: đặc ao bèo, giàn. Nhà thơ đã làm cho mảnh vườn vốn rất trù phú kia đầy cả một nỗi trống không. Sự thiếu vắng người thương làm hoang tàn đi cảnh vật. Cái này càng đầy thì cái kia càng trống. Thi nhân đã mượn cái tràn, cái ngập, cái đầy của không gian để diễn tả, khẳng định nỗi trống vắng trong tâm hồn, sự cô đơn lạnh lẽo của lòng người khi người thương mất đi. Khi cô gái còn, mảnh vườn sao thật đẹp tươi, trù phú và giàu sức sống. Khi cô gái đi rồi, vẫn mảnh vườn ấy, nhưng sao thật trống rỗng, hư không. Người đọc phải tê tái lòng trước những lời quê mùa nôm na mà chứa đầy xúc cảm ấy.

Như vậy, biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính được đo đếm, cảm nhận mang đậm chất quê, gần gũi với cách cảm, cách nghĩ, lời ăn tiếng nói của người dân quê. Điều đó đem lại vẻ đẹp cho thơ Nguyễn Bính - vẻ đẹp của lời quê, làm sống dậy hồn quê.

1.2.2. Cảm nhận và đo đếm thời gian

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải giản đơn chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời

gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực tổ chức tác phẩm. Thời gian nghệ thuật vận động theo ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Bên cạnh thời gian hiện thực cũn cú thời gian tõm lớ, bởi vậy, thời gian nghệ thuật không nhất thiết phải theo trật tự vốn có của tự nhiên mà có thể đảo ngược trình tự thời gian, thay đổi nhịp độ, tăng giảm tốc độ, thậm chí có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động của nó. Qua bàn tay tái tạo của người nghệ sĩ, thời gian nghệ thuật không chỉ là sự vận động một chiều đơn điệu mà trở nên đa dạng, nhiều chiều và hết sức gợi cảm.

Sử dụng hình ảnh vườn để diễn đạt các sắc thái của thế giới quan, nhân sinh quan, Nguyễn Bính luôn luôn đặt nó trong những dự cảm, mang đậm dấu ấn thời gian. Khảo sát các tập thơ Nguyễn Bính, ta thấy vườn luôn đi kèm với các từ chỉ thời gian ước lệ: thuở ấy, thuở trước, năm xưa, ngày xưa, ngàn xưa, thời xưa, cái ngày, từ ấy, bữa ấy, đêm ấy, chiều ấy, năm ấy, một buổi, bao giờ, đêm đêm, chiều chiều

Có phải ngày xưa vườn Ngự uyển Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?

(Xóm Ngự Viên)

Trời chiều lạc lối tới vườn lê Vườn đầy hoa trắng như em ấy

(Truyện cổ tích) Các từ ngữ chỉ thời gian này tạo hoàn cảnh và tình thế để nhân vật bộc lộc tâm trạng. Công thức thời gian mơ hồ không gắn với mốc cụ thể đã tạo ra khoảng thời gian giao cảm chung cho mọi tâm hồn. Đó là thời gian được khắc sâu trong kí ức hoặc thời gian của sự đợi chờ. Nhờ lối diễn đạt độc đáo về thời gian, hình ảnh khu vườn bỗng trở thành những nhân vật có linh hồn, cũng đang chuyển mình cũng những bước đi của thời gian

Bên cạnh việc xây dựng thời gian ước lệ, biểu tượng vườn còn được diễn tả trên bình diện của thời gian mùa vụ, hoa cỏ (thảo mộc). Đối với nhà nông, mùa vụ là nhịp điệu lưu chuyển mang tính tuần hoàn của vận động tự nhiên. Nó in rõ dấu ấn trong cây cỏ thảo mộc và chi phối việc sản xuất nông nghiệp của con người, nhất là con người tiểu nông cổ truyền. Nương theo nhịp lưu chuyển ấy, con người tiến hành canh tác, trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch. Dần dần xuất hiện ý niệm về thời gian mùa vụ. Ngoài ruộng đồng ra, vườn chính là nơi sinh hoạt lao động

mang đậm tính chất kinh tế tự cung tự cấp mùa nào thức ấy của người dân quê thôn dã. Bởi lẽ đó, khi xuân về khu vườn bao giờ cũng sinh sôi nảy nở, tốt tươi, báo hiệu sự trù phú của cây cỏ.

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lỳa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng

(Xuân về)

Hoa đỗ ván nở mùa xuân

Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm

(Nhà tôi)

Anh trồng cả thảy hai vườn cải

Tháng chạp hoa non nở cánh vàng

(Hết bướm vàng) Khi xuân chuẩn bị qua, hạ đến, vườn lại chuyển mình, mang những sắc màu mới:

Chưa hè giời đã nắng chang chang Tu hú vừa kêu vải mới vàng

Hoa gạo tàn đi cho sắc đỏ Nhập vào sắc đỏ của hoa xoan

(Cuối tháng ba) Như vậy, trong thơ Nguyễn Bính, vườn gắn liền với thời gian, luôn được cảm nhận qua mùa và qua thế giới của muôn vàn cây cỏ. Mỗi cây cỏ, mà đặc biệt là loài hoa nơi làng mạc thôn dã đều có khả năng báo hiệu thời gian. Ở đây, nhà thơ đó tỡm về với những ước lệ dân gian: hương sen trong khu vườn mùa hạ, hoa cúc trong khu vườn mùa thu, hoa mai, hoa đào của vườn xuân. Dấu hiệu vườn xuân được cảm nhận qua sự khoe sắc của những loài hoa rất đặc trưng như hoa đỗ ván, hoa cải, hoa xoan, hao mai, đào, mơ, mận, hoa bưởi, hoa cam. Xuân chưa qua mà mùa hạ dường như đã đến trong cái nắng chang chang, trong sắc tàn của hoa gạo, hoa xoan. Rồi hẹ đến với mùa sen đang rộ nở, thu sang trong sắc vàng quen thuộc của lá rơi, qua sắc màu hoa cúc.

Cách cảm nhận và đo đếm thời gian này sẽ được phân tích kĩ lưỡng và cụ thể hơn khi đi vào nghiên cứu vườn - biểu tượng cho hai thế giới thực tại và mộng tưởng.

Một phần của tài liệu luận văn Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w