6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.2.1. Phương hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
3.2.1. Phương hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Raglai ở tỉnh Khánh Hòa Raglai ở tỉnh Khánh Hòa
a. Bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong việc giữ
gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc Raglai ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay
Văn hóa dân tộc Raglai là bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Raglai là góp phần vào sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình thực hiện công tác này đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Chính yếu tố
truyền thống là cái được chắt lọc, khẳng định qua thời gian làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy cần phải giữ gìn và phát huy. Do đó, sự phát triển
đúng hướng phải dựa trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc và lấy đó làm nền tảng. Nhưng phát triển không có nghĩa là “Tây hóa” trong phạm vi quốc gia,
cũng không có nghĩa là “Kinh hóa” trong phạm vi vùng, khu vực. Mọi giá trị
văn hóa đều có tính độc lập tương đối, nhưng sự phát triển của nó phải được
đánh giá bằng trình độ, cấp độ và ý nghĩa của nó đối với đời sống mỗi con người và cộng đồng. Dĩ nhiên, không có chân lí chung cho mọi thời đại, nên cái truyền thống muốn tồn tại được cũng cần phải kế thừa, và phát triển cho phù hợp với điều kiện mới, đó là một tất yếu. Hiện đại hóa cái truyền thống là nhân tố cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại và nối tiếp bền vững các giá trị văn hóa truyền thống theo dòng lịch sử. Yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại phải được kết hợp một cách hài hòa, hợp lí, nhuần nhuyễn để tạo ra một chỉnh thể văn hóa thống nhất mới, tiến bộ hơn, phù hợp hơn nhưng vẫn không mất
đi bản sắc của nó.
Để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn của mâu thuẫn: Giữa truyền thống không phù hợp với thời đại, hiện đại hóa mất đi truyền thống, cần có một bước đi rõ ràng, chắc chắn, không cực đoan. Trước hết, dựa vào mục tiêu của văn hóa để xác định rõ: Những yếu tố nào còn phù hợp, còn tiến bộ nên giữ
gìn và phát huy. Những gì là truyền thống đã lạc hậu, tiêu cực hay đã hết vai trò lịch sử cần phải vượt qua. Những giá trị văn hóa mới nào là tích cực, phù hợp với truyền thống dân tộc có thể tiếp thu, giá trị nào không phù hợp cần ngăn chặn sự xâm nhập tự phát của chúng. Từ đó kết hợp các yếu tố tích cực của truyền thống và hiện đại bằng hình thức và cách thức hợplí, hay hiện đại hóa cái truyền thống với những nội dung và hình thức mới phù hợp.
Như vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Raglai
ở tỉnh Khánh Hòa cần chú ý chống hai khuynh hướng: Bảo thủ và hư vô, nhất thiết phải thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Đó là bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
b. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Raglai gắn liền với phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng ở Khánh Hòa hiện nay
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn liền với kế
hoạch phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hoá và kinh tế, chính trị, xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề phát triển của nhau.
Phát triển kinh tế - xã hội phải vì mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trong đó phải gắn với mục tiêu phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc trong đó có dân tộc Raglai , nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải căn cứ vào trình độ phát triển văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc đểđem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao và bền vững.
Phát triển văn hoá tương xứng và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết tốt vấn đề văn hoá trong kinh tế, kinh tế trong văn hoá. Chúng ta không chủ trương thương mại văn hoá nhưng lại phải làm cho văn hoá phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề kinh tế trong văn hoá đặt ra yêu cầu mới cho sự phát triển văn hoá trong đời sống xã hội, nhất là đối với các lĩnh vực sản xuất các giá trị
tinh thần gắn với các hoạt động tiêu dùng văn hoá của nhân dân như điện ảnh, sân khấu...
c. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Raglai gắn liền với việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới ở Khánh Hòa hiện nay
Xây dựng nền văn hoá, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ngày nay suy cho cùng chính là thực hiện chiến lược con người. Xây dựng và phát huy nguồn lực con người là khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh
thần, tiềm lực văn hoá của dân tộc. Con người tạo ra văn hoá, là biểu hiện tập trung của văn hoá và văn hoá đáp ứng nhu cầu, lợi ích của con người, góp phần vào sự tồn tại và phát triển, hoàn thiện của con người. Chỉ có con người mới là nguồn lực vững chắc, lâu bền nhất, vì nó luôn luôn phát triển với tư
cách là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất trong sự phát triển.