Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Raglai ở Tỉnh Khánh Hòa (full) (Trang 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.3.Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân

Văn hóa bao gồm rất nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo, phức tạp. Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộđời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh họat và quan hệ con người là yêu cầu rất cao, là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Chỉ khi nào được mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ

chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các tôn giáo, nhà trường, gia đình… tham gia tích cực, thường xuyên, bền bỉ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra. Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là người giữ địa vị cao nhất, đã yêu cầu văn hóa cũng phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm nhân dân: Vì nhân dân phục vụ và phát huy sức mạnh toàn dân làm văn hóa. Người căn dặn anh chị em làm văn nghệ phải

đi sâu vào thực tế cuộc sống, hiểu được tư tưởng, tình cảm, tâm lí, yêu cầu của nhân dân, từ đó phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng khi nói, khi viết, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Người thường xuyên nhắc nhở những người cầm bút khi viết phải tự đặt ra câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Lấy tài liệu

Ngoài việc đi vào quần chúng cổđộng, biểu dương sự nghiệp cách mạng của nhân dân, anh chị em văn hóa và trí thức còn phải đánh giá, nhìn nhận

đúng đắn nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, qun chúng là nhng người không

ch sáng to ra ca ci vt cht cho xã hi mà còn là nhng người sáng tác.

Tục ngữ, vè, ca dao… là những hòn ngọc quý, vừa rất hay, lại rất ngắn, chứ

không dài dòng, dây cà dây muống. Qun chúng còn là đối tượng phn ánh

của văn hóa. Người khẳng định chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của các nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân cũng sẽ quên anh ta. Quần chúng còn là những nười kiểm nghiệm sản phẩm. Vì vậy viết xong, đọc đi, sửa lại bốn năm lần chưa đủ, mà phải nhờ

một số đồng chí công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngoắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải sửa lại. Cuối cùng phải thấy rằng đồng bào đang chờđợi và phải được hưởng thụ các sản phẩm văn hóa.

Nước ta là quốc gia có nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng. Vì vậy, cùng với sự phát triển của nền văn hóa chung của cả cộng

đồng, phi chú ý phát trin văn hóa ca mi dân tc. Hồ Chí Minh nhắc nhở:

Muốn phát triển văn hóa các dân tộc, phải tẩy trừ những thành kiến, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em một nhà.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Raglai ở Tỉnh Khánh Hòa (full) (Trang 39)