Tăng trưởng định gốc (%) 100 121 140 172

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN VỀ CÔNG TY TRAPHACO (Trang 27 - 30)

Hình 3.12: Biểu đồ năng suất lao động bình quân Công ty Traphaco từ 1999-2003.

Qua hai bảng số liệu về năng suất lao động ta thấy năng suất lao động của lực lượng bán lẻ thấp hơn so với năng suất lao động của toàn Công ty. Mặc dù vậy nhưng Công ty vẫn chấp nhận bù lỗ vì mục tiêu duy trì mạng lưới các hiệu thuốc bán lẻ. Quan điểm của Công ty cho rằng, các hệ thống cửa hàng này chính là nơi Công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nắm bắt nhu cầu của thị trường một cách chính xác và là một công cụ quan trọng để xây dựng, quảng bá hình ảnh của Công ty.

3.3.3.2 Hiệu suất của các hoạt động quảng bá thương hiệu

Kết quả thống kê “Phiếu tham khảo ý kiến người tiêu dùng” của Công ty Traphaco tại Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Hà Nội đầu năm 2004 vừa qua cho thấy có 95,3% khách hàng có biết về tên gọi Traphaco (trong đó có 44% khách hàng tin tưởng Traphaco và 14,6% khách hàng trung thành với Traphaco); có 83,4% khách hàng cho rằng thương hiệu Traphaco nổi tiếng trong lĩnh vực dược phẩm, 19,9% trong lĩnh vực dược liệu; Khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty qua truyền hình là 75,4%, qua hội chợ triển lãm là 61,6%.

Như vậy, có thể nói Traphaco đã tạo dựng được cho mình một thương hiệu riêng trong tâm trí người tiêu dùng. Đó thực sự là một kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng giá trị tài sản vô hình của mình.

3.3.3.3 Hiệu suất quảng cáo của một số sản phẩm của Traphaco

Từ cuối năm 2001, để mở đầu cho chiến dịch tung sản phẩm Ampelop - sản phẩm là kết quả nghiên cứu tâm huyết hàng chục năm của đội ngũ đông đảo các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực y - sinh - dược học ra thị trường, Traphaco đã phối hợp với Truyền hình nhân đạo xây dựng và phát băng phóng sự “Tín hiệu từ vùng cao”. Với độ dài 30 phút, băng phóng sự đã giới thiệu đầy đủ cả một quá trình từ việc phát hiện kinh nghiệm dùng Chè dây để chữa bệnh đau dạ dày của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc đến tất cả các công trình nghiên cứu về cây Chè dây làm

thuốc Ampelop chữa viêm loét dạ dày - hành tá tràng. Sau khi được phát lần đầu tiên trên truyền hình, băng phóng sự đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và khách hàng. Sau đó với mục tiêu nhằm tăng cường sự hiểu biết, nhận thức cũng như tạo dựng sự tín nhiệm của công chúng với sản phẩm Ampelop, Traphaco đã cho phát tiếp băng phóng sự “Ampelop - phát hiện mới trong điều trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng” trên đài Truyền hình TW và rất nhiều đài Truyền hình địa phương khác như Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,... Sau đợt phát băng phóng sự, doanh số sản phẩm Ampelop đã tăng vọt ngoài dự kiến trong năm 2002. Với chi phí cho toàn bộ chương trình phát băng phóng sự trên truyền hình là 230 triệu đồng, doanh số Ampelop trong 6 tháng đầu năm 2002 đạt gần 4 tỷ đồng (Tỷ lệ % Chi phí/Doanh thu tương đương 5,8%).

Sau sự thành công của bước đầu triển khai sản phẩm Ampelop, Traphaco tiếp tục hợp tác với Đài truyền hình Hà Nội làm phóng sự giới thiệu sản phẩm Cadef phát trên chương trình “Hướng dẫn sử dụng thuốc” vào tháng 8/2002. Cadef là một công trình điển hình được nghiên cứu thành công sau 20 năm, sử dụng trong ngăn ngừa và điều trị ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể đã được chứng minh trên lâm sàng, mở ra một hướng mới trong điều trị căn bệnh hiểm nghèo này. Băng phóng sự không những gây được sự chú ý của người tiêu dùng mà còn thu hút sự quan tâm của giới báo chí. Có thể nói đây là tin tức mang tính thời sự về một thuốc hỗ trợ điều trị ung thư nguồn gốc dược thảo đầu tiên của Việt Nam.

Kết quả của những nỗ lực trong hợp tác với giới báo chí và truyền hình được thể hiện rõ rệt trên doanh số tăng vọt của Cadef trong 4 tháng cuối năm 2002. Với chi phí cho một băng phóng sự là 5 triệu đồng đã góp một phần không nhỏ vào doanh số trên 1,5 tỷ đồng của Cadef trong 6 tháng cuối năm 2002.

Năm 2003, Traphaco tiếp tục cho phát băng phóng sự Cadef trên Đài truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước, song do tính chất thời sự của băng phóng sự không còn nữa nên ít mang lại hiệu quả. Đây cũng là một vấn đề Traphaco cần rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn hình thức truyền thông điệp đến cho công

chúng tại từng thời điểm cho phù hợp và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của mình.

3.3.4 Phân tích chiến lược

Chiến lược Marketing là lý luận (logic) Marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu Marketing của mình. Chiến lược Marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, Marketing mix và ngân sách Marketing.

Đánh giá hiệu quả marketing : Hiệu quả Marketing không chỉ được thể hiện bằng thành tích về mức tiêu thụ và lợi nhuận hiện tại. Hiệu quả Marketing của một công ty còn được phản ánh qua mức độ nó thể hiện 5 tiêu chuẩn chủ yếu của định hướng Marketing đó là: [11]

1. Định hướng chiến lược. 2. Triết lý về khách hàng.

3. Tổ chức Marketing tổng hợp. 4. Thông tin Marketing chính xác.

5. Hiệu suất công tác.

Do điều kiện thời gian và thực tế, Khoá luận chỉ tập trung tập trung vào 3 tiêu chuẩn: Triết lý về khách hàng, Thông tin Marketing chính xác và Định hướng chiến lược của Công ty cổ phần Traphaco.

Phương pháp được sử dụng là Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi.

Vì điều kiện chưa cho phép nên chúng tôi không xác định mẫu ngẫu nhiên mà chọn mẫu theo mục đích. Đối tượng hỏi là 30 người bao gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 6 Trưởng phòng, 7 Phó phòng, 7 Quản đốc phân xưởng và 7 nhân viên phòng Nghiên cứu và phát triển; chia thành hai nhóm: Nhà quản lý (23 người) và nhân viên (7 người).

Qua điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN VỀ CÔNG TY TRAPHACO (Trang 27 - 30)