Mở rộng nhãn hiệu sang các chủng loại sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM (Trang 39 - 40)

Tương tự như việc mở rộng nhãn hiệu hiện có sang các sản phẩm mới cùng chủng loại, mở rộng nhãn hiệu sang các chủng loại sản phẩm mới cũng có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc quảng bá, khuếch trương sản phẩm mới so sự quen thuộc của nhãn hiệu đối với khách hàng.

Việc mở rộng nhãn hiệu theo kiểu này cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho nhãn hiệu ban đầu nếu chủng loại sản phẩm mới thất bại. Ngoài ra, một điểm hạn chế nữa của chiến lược này là mỗi một nhãn hiệu thường gắn với một số liên tưởng nhất định. Ví dụ, Levi’s gắn với quần áo bò – một loại sản phẩm thường dùng cho giới lao động do đó không thể dùng cho các sản phẩm thời trang cho giới doanh nhân hay trí thức như quần áo comple. Al Ries và Laura Ries (1998) [Error: Reference source not found] cho rằng khi mở rộng một nhãn hiệu ra nhiều chủng loại sản phẩm sẽ làm yếu nhãn hiệu đi do các liên tưởng mà nhãn hiệu đó tạo ra bị phân tán cho các chủng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có khá nhiều doanh nghiệp mở rộng nhãn hiệu theo cách này.

1.2.5.4 Tái định vị nhãn hiệu

Một nhãn hiệu cho dù đã thành công trên thị trường nhưng vẫn có thể phải thực hiện việc tái định vị - xác định lại vị trí của nhãn hiệu trên thị trường do đặc điểm thị trường hay khách hàng thay đổi hoặc do các hoạt động tấn công của đối thủ cạnh tranh. Cũng có trường hợp, nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu (vị trí của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng) không như mong muốn của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cũng có thể phải thực hiện việc tái định vị nhãn hiệu. Trường hợp của bút bi Thiên Long là ví dụ điển hình về tái định vị nhãn hiệu do hình tượng nhãn hiệu tồn tại trong tâm trí khách hàng không giống hình tượng mà doanh nghiệp muốn tạo ra. “Một người đàn ông

người Hoa khoảng 40, tốt bụng, đứng đắn, được nhiều người thích giao du, kết bạn” – đó là hình tượng nhân cách hoá của nhãn hiệu Thiên Long, kết quả của một cuộc điều tra thị trường về hình ảnh nhãn hiệu của Công ty Bút bi Thiên Long. Trong khi đó, hình tượng mà Thiên Long muốn tạo ra là “một con người sáng tạo, luôn đổi mới, năng động và có trách nhiệm xã hội”. Ngay sau khi có kết quả nghiên cứu thị trường, Thiên Long đã tiến hành một loạt hoạt động nhằm trẻ hoá hình ảnh của mình như đầu tư vào các cuộc thi chủ yếu dành cho tuổi trẻ như cuộc thi viết chữ đẹp Chữ và nghĩa, 12 con giáp (theo Sức mạnh Thương hiệu) [Error: Reference source not found].

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w