Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam [15]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM PHÂN BÓN QUA LÁ CHO CÂY HOA LILY TẠI HÀ NỘI (Trang 29)

Hoa Lily mới được đưa vào trồng ở nước ta từ mấy năm gần đây ở Đà Lạt, Hà Nội, Sơn La. Từ năm 2003 một số công ty TNHH kinh doanh hoa ở một số địa phương ở miền Bắc đã bắt đầu nhập nội giống của các công ty của Hà Lan, gián tiếp qua các công ty ở Côn Minh Trung Quốc. Đà Lạt là nơi thử nghiệm trồng hoa Lily đầu tiên ở nước ta, và đã có hoa Lily xuất khẩu sang Nhật, Indonesia, Malaisia và Campuchia. Ước tính hiện nay Đà Lạt có khoảng gần 5 ha canh tác trồng hoa Lily cả bên ngoài trời và trong nhà Polifilm. Riêng Mộc Châu năm 2009 trồng trên 6 ha trong nhà mái che. Tại Sơn La, một số doanh nghiệp tư nhân đã nhập giống từ Côn Minh Trung quốc trồng thử nghiệm hoa Lily tại Mộc Châu, xã Ngọc Chiến huyện Mường La, cho thấy tỉnh Sơn La có nhiều vùng có thê phát triên tốt cây hoa Lily đê phục vụ

tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kết quả trồng thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy muốn trồng hoa Lily có hiệu quả còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong các khâu kỹ thuật, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Chỉ tính tại Hà Nội hoa Lily được trồng hàng vạn cây tại Trung tâm nghiên cứu phát triên hoa – Viện Nghiên cứu rau quả Hà Nội. Tại đây, trong sản xuất hoa Lily chủ yếu mới chỉ dừng ở việc sử dụng phân bón gốc thông thường NPK của các công ty cung ứng trên thị trường. Theo đánh giá của nhiều tác giả, việc bổ sung dinh dưỡng thông qua lá sẽ giúp cây hấp thu nhanh các chất cần thiết trong giai đoạn phân nhánh, ra nụ và hoa.

Nhu cầu thị trường về hoa nói chung và đặc biệt là hoa Lily nói riêng ngày càng tăng do loại hoa này có độ bền tương đối lâu và hương sắc quyến rũ. Điều này dẫn đến giá thành hoa Lily thương phẩm vào dịp Tết Nguyên đán có giá từ 50.000-80.000 đồng/cành, đặc biệt dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam có lúc lên đến 150.000đ/cành 5 tai, đem lại thu nhập cao cho người trồng hoa.

Hiện nay ở Việt Nam trồng phổ biến một số giống lily sau (các giống này đã được Viện Nghiên cứu Rau quả khảo nghiệm, kết luận phù hợp điều kiện Việt Nam):

- Dòng lily thơm:

+ Giống Sorbonne (chu vi củ 14/16, 16/18, 18/20, >20cm): Cao 85- 100cm, có 3-7 hoa, hoa màu hồng nhạt, lá nhỏ, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày (giống được công nhận chính thức 5/2009)

+ Giống Acpulco (16/18, 18/20): Cao 95-110cm, có 4-7 hoa, hoa hồng đậm có đốm chấm đỏ, lá to, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày (giống được công nhận tạm thời 5/2006)

+ Giống Tiber (16/18, 18/20): Cao 80-100cm, có 4-6 hoa, hoa hồng nhạt, lá nhỏ, thời gian sinh trưởng 85-100 ngày (giống được công nhận tạm thời 5/2006)

+ Giống Belladonna (16/18, 18/20): Cao 85-100cm, có 3-5 hoa, hoa màu vàng, lá to, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.

+ Giống Concador (16/18, 18/20): Cao 85 -90 cm, có 4 -7 hoa, hoa màu vàng, lá to, thời gian sinh trưởng 82 -88 ngày.

+ Giống Curly (16/18): Cao 70-85cm, có 3-5 hoa, hoa màu hồng đậm, lá thuôn nhọn, thời gian sinh trưởng 75-90 ngày.

- Dòng lily không thơm:

+ Giống Goden Tycoon (16/18): Cao 60-90cm, có 3-5 hoa, hoa màu vàng cam, lá to, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày.

+ Giống Freya (14/16): Cao 60-90cm, có 3-4 hoa, hoa màu vàng chanh, lá to, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày.

(Tất cả các giống trên, Việt Nam và nhiều nước khác chưa sản xuất được mà vẫn phải nhập từ Hà Lan).

Tiểu kết chương I:

Bón phân qua lá nhằm bổ sung, hỗ trợ thêm cho cây các chất dinh dưỡng cần thiết, một sự kích thích “mềm dẻo” trong một số giai đoạn khủng khoảng về dinh dưỡng của cây như: phân nhánh, ra hoa, kết trái, sau một thời kỳ sâu bệnh gây hại hoặc trong điều kiện bất thuận như úng ngập, hạn hán, mặn, phèn, v.v.

Mặc dù khi thêm các thành phần: humic, các nguyên tố vi lượng vào phân bón sẽ tốt cho sự sinh trưởng của cây trồng, nhưng khi tích hợp nhiều thành phần trong một loại phân bón qua lá sẽ tạo ra sản phẩm rất dễ bị sa lắng và có thê bị phân tầng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng của cây.

Nghiên cứu phát triên loại phân bón thế hệ mới có khả năng khắc phục được các nhược điêm trên và phù hợp với cây trồng là thực sự cần thiết.

Hoa Lily là loại mới được nhập nội và trồng ở nước ta chưa lâu, nên quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón và các chế phẩm điều hòa sinh trưởng cũng chưa được nghiên cứu ứng dụng một cách hiệu quả, gây khó khăn cho người sản xuất hoa. Việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm phân bón cho cây hoa Lily là cần thiết nhằm tăng lợi ích cho nghề trồng hoa.

Axit humic + KOH

Dung dịch muối humat

Ca(NO3)2 + Mg(NO3)2

Dung dịch phức Ca, Mg

Dung dịch A

Urê + axit photphoric + Na2H2Y

FeSO4, CuSO4, MnSO4, ZnSO4, borac, amoni, molipđat, La(NO3)3, Ce(NO3)3,...

Dung dịch B

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM PHÂN BÓN QUA LÁ CHO CÂY HOA LILY TẠI HÀ NỘI (Trang 29)