Công nghiệp nặng

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam (Trang 40)

II. Tình hình thu hút và sử dụng FDI của một số chuyên ngành Công

2.Công nghiệp nặng

Kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nước ta đã kêu gọi được một khối lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp, trong đó, lĩnh vực công nghiệp nặng chiếm một phần đáng kể về số dự án, tổng vốn đầu tư cũng như doanh thu...Theo số liệu thống kê của Vụ Quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến ngày 20/12/2002 đã có 995 dự án FDI vào lĩnh vực Công nghiệp nặng còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký (TVĐK) là 8.195 tr.USD, vốn pháp định thực hiện (PĐTH) 3.482 tr.USD và vốn đầu tư thực hiện (ĐTTH) 4.167 tr.USD.

Bảng 6 : Tình hình FDI vào các lĩnh vực công nghiệp nặng. (tính tới ngày 20/12/2002) Số dự án TVĐK (tr.USD) ĐTTH (tr.USD) Doanh thu (tr.USD) Qui mô chung 2189 18.886 11.842

Ngành ô tô, xe máy Lĩnh vực ô tô 11 636,6 423 450 Sản xuất, lắp ráp xe máy 5 377 234 521 Sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô-xe máy

37 200 80 33,5 Ngành điện tử-tin học Sản xuất hàng điện tử 22 740,5 410 1.549 Lĩnh vực tin học 31 45,95 9 4,5 Ngành sản xuất sắt thép 15 303 252 440

(Nguồn: Vụ QLDA -Bộ KH&ĐT)

Để có thể đánh giá chính xác hơn thực trạng FDI, sau đây xin đi sâu vào từng lĩnh vực cụ riêng.

41

2.1 Ngành ôtô, xe máy

2.1.1 Lĩnh vực ôtô

Đã có 14 dự án sản xuất, lắp ráp ôtô được cấp Giấy phép đầu tư; trừ 3 dự án của các công ty Chryster (đã rút Giấy phép), Nissan và VietSin (chưa triển khai), còn 11 dự án đang hoạt động với vốn đăng ký đạt 636,6 tr.USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 423 tr.USD; công suất thiết kế của 11 liên doanh này là 140.000 ôtô các loại mỗi năm (kể từ năm 2005 là 168.000 ôtô các loại/ năm). Trong 8 tháng đầu năm 2002 số lượng ô tô các loại được lắp ráp là 17.208 chiếc, trong đó khu vực ĐTNN đóng góp 16.440 chiếc. So với công suất thiết kế công suất khai thác của các liên doanh này thời gian qua chưa đạt tới 5% và chỉ chiếm 20-25% thị phần tiêu thụ trong nước. (Báo Đầu tư ra ngày 26/8/2002)

Những dự án đã đầu tư hoàn chỉnh và đang sản xuất ổn định là công ty ôtô Toyota Việt Nam (liên doanh với Nhật Bản), Công ty ôtô Mekong (liên doanh với Hàn Quốc), liên doanh ôtô Ngôi Sao (liên doanh với Mitshubisi, Nhật Bản) và liên doanh ôtô Hoà Bình (Philippines). Các liên doanh khác cũng đã thực hiện đầu tư trên 70% vốn đăng ký.

Theo đánh giá của một số chuyên gia thì các liên doanh ôtô nếu sản xuất và tiêu thụ được từ 1.400 xe một năm trở lên là có lãi. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các liên doanh lại khác nhau:

Toyota Việt Nam đi vào sản xuất năm 1996 được 222 chiếc, năm 1997 được 1.362 chiếc, năm 1998 sản xuất và tiêu thụ được khoảng 2.000 xe, lãi trên dưới 7 tr.USD, và ước tính năm 2003 sẽ đạt được doanh số bán 9300 xe ô tô các loại, chiếm 28% thị phần ô tô Việt Nam, đây là một trong rất ít liên doanh hoạt động có lãi. Còn lại các liên doanh khác đều trong tình trạng bị thua lỗ do huy động công suất thấp xa so với công suất thiết kế.

Xí nghiệp liên doanh ôtô Hoà Bình từ khi đi vào sản xuất đến năm 1997 đều kinh doanh có lãi (khoảng 7 tr.USD), mấy năm gần đây do lượng xe tiêu thu giảm nên bị thua lỗ (Riêng năm 1998 tiêu thụ được xấp xỉ 1.000 xe, gần đạt được điểm hoà vốn - 1.400 xe/ năm).

Công ty Mekong có 2 cơ sở lắp ráp: Nhà máy Cửu Long tại TP.Hồ Chí Minh lắp ráp xe Mêkong và xe FIAT, sản lượng cầm chừng hàng năm là 500 xe. Nhà máy Cổ Loa lắp ráp xe tải xe buýt không tiêu thụ được vì không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của Việt Nam, phải đóng cửa từ cuối năm 1998, cho thôi việc 250 công nhân. Tổng lỗ của Mekông đến nay khoảng trên 9,8 tr.USD và đã tạm ngừng sản xuất.

Các liên doanh khác như VINASTAR, MERCEDES-BENZ Việt Nam, ISUZU ViệtNam, HINO Việt Nam, VIDACO, VIDAMCO đều kinh doanh thua lỗ.

Hãng MERCEDES-BENZ đã thông báo tạm ngừng đầu tư tại khu vực Đông á; đối tác Việt Nam trong Công ty liên doanh ôtô Việt Nam - Daewoo xin chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho phía nước ngoài vì không chịu nổi lỗ quá lớn.

Quy mô sản xuất và tiêu thụ được một sản lượng xe ở mức phù hợp là yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế đối với công nghiệp ôtô. Nhưng điều này dường như khó có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Gần như trong cùng một thời điểm có quá nhiều dự án lắp ráp ôtô đi vào hoạt động với công suất thiết kế các nhà máy dựa trên dự báo không chuẩn xác trong khi dung lượng thị trường Việt Nam rất nhỏ bé và phát triển chậm. Thực tế, mức tiêu thụ bình quân khoảng 22.000 -23.000 ôtô các loại, nhưng thị phần của các liên doanh ôtô chỉ chiếm khoảng 25,7% còn lại 74,3% là thị phần cho xe nhập khẩu nguyên chiếc (trong đó có khoảng 10.000 xe đã qua sử dụng với giá thành rất

43

thấp). Mặt khác, do vừa mới đầu tư với số vốn lớn, tỷ lệ khấu hao cao trong khi công suất phát huy chỉ ở mức thấp (dưới 5%), sản lượng tiêu thụ không đáng kể nên giá thành cuả các liên doanh cao hơn so với giá xe nhập khẩu. Mặc dù hy vọng có thể có sự tăng trưởng trong tương lai nhưng con số tiêu thụ cũng chỉ có thể đạt tới 45.000 xe/ năm vào 0năm 2003.

Chúng ta đã có chính sách hạn chế và cấm nhập khẩu xe nguyên chiếc để dành thị trường nội địa cho các doanh nghiệp lắp ráp ôtô. Tuy nhiên, chính sách này đã chưa được thực thi hiệu quả.

Số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc nhiều gấp ba lần xe sản xuất trong nước tiêu thụ được. Điều này đang đe doạ sự phát triển của các liên doanh ôtô đã được thành lập cũng như các nhà sản xuất phụ tùng xe.

Sự có mặt của hầu hết các hãng sản xuất ôtô nổi tiếng thế giới tại Việt Nam đã biến thị trường nội địa nước ta thành một thị trường ôtô thế giới thu nhỏ với quy mô sản xuất và tiêu thụ đang còn qua nhỏ bé so với các trung tâm ôtô Mỹ, Tây âu, Nhật Bản. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp ôtô trên thị trường nội địa của nước ta là điều dễ hiểu và đây sẽ là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô của nước ta phát triển.

2.1.2 Lĩnh vực sản xuất, lắp ráp xe gắn máy

Hiện nay đã có khoảng 5 dự án sản xuất, lắp ráp xe máy được cấp Giấy phép đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 377 tr.USD, vốn thực hiện 234 tr.USD, năng lực sản xuất, lắp ráp là 1.500.000 xe/ năm với hơn 10 kiểu loại xe khác nhau, trong đó có một công ty 100% vốn nước ngoài của Đài Loan (VMEP), 4 công ty liên doanh với Nhật Bản, Thái Lan, Lào. Tới nay 3 doanh nghiệp là Honda Việt Nam, liên doanh lắp ráp xe máy Hưng Yên và VMEP đã thực hiện đầu tư 150 tr.USD (không kể dây chuyền lắp ráp xe máy của SUZUKI đã tính cho phần vốn và thực hiện thuộc Liên doanh lắp ráp ôtô

VISUCO). Tổng doanh thu của 3 doanh nghiệp đạt 392 tr.USD và tạo việc làm cho 2.745 lao động.

Nhìn chung, các dự án lĩnh vực xe máy triển khai tốt, hoạt động của các doanh nghiệp FDI lắp ráp xe máy đều có lãi, mặc dù có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp lắp ráp 100% vốn trong nước. Sản lượng tiêu thụ xe máy tăng dần: Năm 1998 tiêu thụ 193.026 xe, năm 1999 tiêu thụ 199.282 xe, năm 2000 tiêu thụ 291.510 xe. Hàng năm, tổng doanh thu đạt từ 390 tr.USD đến 480 tr.USD, nộp Ngân sách gần 100 tr.USD; tổng số lãi gần 30 tr.USD. Chỉ tính riêng năm 1999, Honda Việt Nam lãi 12, 62 tr.USD và đến nay đã sử dụng 18.000 lao động, SUZUKI Việt Nam lãi về lắp ráp xe máy 4,8 tr.USD, VMEP lãi 876.590 USD chỉ có GMN lỗ 100.000 USD nhưng không đáng kể so với số lãi mà Công ty thu được hai năm trước đó (hơn 4,2 tr.USD).

Chương trình thực hiện nội địa hoá của các doanh nghiệp FDI lắp ráp ôtô, xe máy đều được quy định trong Giấy phép đầu tư, trong đó năm sản xuất đầu tiên khoảng 10 - 15% IKD và nâng dần lên từ năm thứ 5 trở đi. Các công ty đã có nhiều cố gắng thực hiện nội điạ hoá sản phẩm, nhìn chung đạt và vượt yêu cầu của Giấy phép đầu tư (công ty YAMAHA đạt tỷ lệ nội địa hoá 31,56%, GMN đạt 31,91%, SUZZUKI đạt 41,63%, HONDA đạt 51,9%, cao nhất là VMEP đạt từ 61- 63,98% và bắt đầu triển khai sản xuất động cơ tại Việt Nam).

Tuy nhiên, do việc thực hiện nội địa hoá cần đầu tư lớn về vốn, nhà xưởng thiết bị, công nghệ, trong khi đó số sản phẩm tiêu thụ còn hạn chế (mới đạt gần 20% công suất thiết kế) nên ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác, thuế nhập khẩu các linh kiện phụ tùng chi tiết cũng còn có nhiều mâu thuẫn và chưa phù hợp với từng chủng loại để có thể vừa giúp các doanh nghiệp hạ giá thành lắp ráp hiện nay nhưng cũng khuyến khích buộc các nhà đầu tư phải tìm nguồn cung cấp chi tiết phụ tùng từ các nhà sản xuất nội địa, trong đó chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ tùng,

45

linh kiện ôtô xe máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3 Sản xuất phụ tùng, linh kiện ôtô- xe máy

Hiện có 37 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động trong lĩnh vực này, chưa kể các doanh nghiệp sản xuất săm lốp và ắc quy. Về hình thức đầu tư: có 2 Hợp đồng hợp tác kinh doanh, 9 liên doanh và 26 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp nhỏ, di chuyển từ Nhật Bản và Đài Loan theo các hãng lắp ráp ôtô lớn sang Việt Nam. Phần lớn các sản phẩm của các doanh nghiệp này là các chi tiết linh kiện sản xuất với kỹ thuật công nghệ đơn giản: giảm xóc, đồng hồ báo tốc báo xăng, đèn, dây và chi tiết điện, nội thất (ghế, đệm ôtô) và một số chi tiết nhựa. Chưa có doanh nghiệp sản xuất các bộ phận chính, quan trọng đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao như máy động lực cho ôtô, xe máy, thân xe...Tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 200 tr.USD, đã thực hiện đầu tư 80 tr.USD, doanh thu chỉ mới đạt 33,5 tr.USD, có gần 3.000 lao động đang làm việc (tương đương số lao động của 14 liên doanh lắp ráp ôtô và nhiều hơn số lao động đang làm việc trong 5 doanh nghiệp lắp ráp xe máy). Do các liên doanh ôtô thua lỗ nên các xí nghiệp cũng bị ảnh hưởng, nhiều xí nghiệp cũng đang bị thua lỗ và đang giảm lao động.

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng ôtô xe máy không hạn chế về số lượng, hình thức đầu tư nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm tới tình hoạt động của chính các doanh nghiệp lắp ráp ôtô xe máy đã đầu tư và các chính sách điều tiết vĩ mô nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.

Việt Nam còn thiếu các nhà cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu và có rất ít các nhà cung cấp này đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nhà sản xuất ôtô hiện đang có mặt tại Việt Nam. Để Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp ôtô, có thể đuổi kịp các hãng sản xuất phụ tùng nước ngoài và hình thành các nhà sản xuất phụ tùng trong nước. Tuy nhiên, với môi trường đầu tư

hiện nay ở nước ta không dễ dàng gì thu hút các nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam.

2.2 Ngành Điện tử - Tin học

Cho đến nay, đã có hơn 58 dự án được cấp Giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký 798,78 tr.USD, vốn pháp định 297,5 tr.USD. Hầu hết các dự án tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. năm 1995 năm đạt cao nhất về số dự án được cấp Giấy phép (14 dự án) cũng như về vốn đầu tư (278 tr.USD) .

2.2.1 Lĩnh vực sản xuất hàng Điện tử

Nếu phân chia ngành công nghiệp thành 19 chuyên ngành nhỏ như trên đã nêu thì công nghiệp Điện tử đứng thứ 8 vể vốn đăng ký nhưng xếp thứ hai về doanh thu và thứ hai về kim ngạch xuất khẩu (tổng doanh thu luỹ kế là 1.549 tr. USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 954,4 tr.USD). Trong 22 doanh nghiệp đang hoạt động, có 17 liên doanh và 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã tạo được năng lực sản xuất lắp ráp hàng điện tử các loại như sau: Tivi màu các loại: 2,0 tr. chiếc/ năm ; Tivi đen trắng 160.000 chiếc /năm; Radio, cassette các loại: 700.000 chiếc/năm; Đèn hình: 1,6 tr. chiếc/ năm; Linh kiện điện tử các loại 804 đơn vị sản phẩm/ năm.

Nhìn chung, các dự án FDI vào lĩnh vực Điện tử được triển khai nhanh, đúng tiến độ cam kết, qui mô của các dự án rất lớn, bình quân trên 27 tr.USD/ dự án. đối tác của Việt Nam trong các liên doanh phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 94% dự án và 96% tổng vốn đầu tư), đối tác nước ngoài là các tập đoàn, các Công ty lớn có tiếng trên thế giới về Điện - điện tử như MISUBISHI, SONY, TOSHIBA, JVC, SAMSUNG, LG, PHILIP, FUJIITSU, DAEWOO... có tiềm lực về tài chính, công nghệ cũng như uy tín lâu năm trong kinh doanh.

47 Mức vốn (tr. USD) Số dự án Tỷ lệ phần trăm (%) Vốn < 5 7 31,8 Vốn từ 5 - 10 5 22,7 Vốn >10 10 45,5 Tổng vốn 22 100,0

(Nguồn: Vụ QLDA- Bộ KH&ĐT)

Bảng số liệu cho thấy, chủ yếu là các dự án có quy mô lớn (có vốn đầu tư trên 10 tr.USD) chiếm 45,7% số dự án. Các dự án có vốn đầu tư dưới 5 tr.USD tuy chiếm tới 31,8% số dự án song thực tế chỉ chiếm xấp xỉ 1,16% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án có quy mô vốn trung bình từ 5-10 tr.USD (22,7% số dự án). Trong đó những dự án lớn, đáng chú ý là:

-Công ty máy tính Fujitsu Việt Nam tại Đồng Nai, 100% vốn đầu tư của Nhật Bản với 198,8 tr.USD và vốn pháp định 77,9 tr.USD. Tuy mới thực hiện đầu tư 17,5 tr.USD nhưng tổng doanh thu của Công ty đã đạt hơn 655 tr.USD và sản phẩm hoàn toàn cho xuất khẩu, nộp Ngân sách chưa đáng kể nhưng Công ty đã tạo 1.667chỗ làm việc cho người lao động. Đây là một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và hiệu quả.

-Công ty đèn hình ORION-HANEL tại Hà Nội, một liên doanh với Hàn Quốc, có vốn đăng ký 178,58 tr.USD, vốn pháp định 51,17 tr.USD trong đó phía Việt Nam góp 30%. Công ty đã góp xong vốn pháp định, đã thực hiện đầu tư 166,4 tr.USD đạt doanh thu 217 tr.USD, trong đó xuất khẩu 165,5 tr.USD, đã nộp Ngân sách gần 12 tr.USD và thu hút 1.346 lao động.

- Công ty điện tử DAEWOO - HANEL tại Hà Nội, vốn đăng ký 52 tr.USD nhưng đã thực hiện đầu tư 67 tr.USD, trong đó vốn pháp định 14 tr.USD và phía Việt Nam đã góp 30%. Doanh thu của liên doanh đạt 90 tr.USD trong đó xuất khẩu đạt 24,5 tr.USD.

- Hai công ty khác có vốn đầu tư tương đối lớn là Công ty điện tử SAMSUNG VINA, một liên doanh tại TP.Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 36,5 tr.USD và Công ty linh kiện điện tử DAEWOO Việt Nam tại Bình Dương với 21,6 tr.USD.

Cho đến nay, hai doanh nghiệp có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất vẫn là Công ty đèn hình OWENHARAL với 178 tr.USD và Công ty sản phẩm máy hình FUJITSU Việt Nam 198 tr.USD.

Một đặc trưng quan trọng của các dự án FDI trong lĩnh vực điện tử là các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dùng để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, điều này phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của nước ta. Thực tế cho thấy, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực điện tử ngày càng gia tăng thể hiện qua biểu sau:

Bảng 8: Tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm.

Năm Vốn đầu tư

(Tr.USD)

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam (Trang 40)