Lập Báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 38 - 39)

- Các khoản phải thu trong bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đều

2.3.2. Lập Báo cáo kiểm toán

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 700, Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính, "Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính là loại báo cáo bằng văn

bản do KTV và Công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về Báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán".

Báo cáo kiểm toán được coi như là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán. Báo cáo trình bày đầy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra cho từng cuộc kiểm toán. Xác minh tính đầy đủ, hợp lý cuả Báo cáo tài chính trước khi trình ký duyệt. Đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý các sai sót, vi phạm. Nêu các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Thông thường Báo cáo kiểm toán được lập qua 3 lần:

- Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán: Trưởng đoàn lập một dự thảo dựa trên kết quả kiểm toán đã được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán.

- Lấy ý kiến của lãnh đạo đơn vị được kiểm toán: Dự thảo thông báo cho lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. Nếu đơn vị có thăc mắc hoặc chưa đồng ý ý kiến của đoàn kiểm toán thì vấn đề được đưa ra thảo luận trước đơn vị và đoàn kiểm toán để đi đến một kết luận chung.

- Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: Được sử dụng khi KTV cho rằng Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.

- Ý kiến chấp nhận từng phần: Được sử dụng khi KTV cho rằng: Báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc yếu tố tuỳ thuộc mà KTV nêu ra trong Báo cáo kiểm toán.

- Ý kiến không chấp nhận: Được sử dụng khi có sự bất đồng ý kiến nghiêm trọng với giám đốc đơn vị về sự lựa chọn, áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán hay có sự không phù hợp của các thông tin trong Báo cáo tài chính hoặc trong thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Ý kiến từ chối: Được sử dụng khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức KTV không thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.

Đối với kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ thực hiện, sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán, KTV còn tiến hành theo dõi việc thực hiện các kiến nghị kiểm của các đơn vị thành viên.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w