- Các khoản phải thu trong bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đều
2.3.1. Chuẩn bị lập Báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán tại các bộ phận riêng lẻ KTV chuẩn bị lập Báo cáo kiểm toán. sự chuẩn bị này bao gồm việc xem xét:
- Các khoản công nợ ngoài dự kiến
- Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ - Về giả thuyết hoạt động liên tục
- Đánh giá kết quả.
♦ Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến:
Trong thực tế có những sự kiện đã phát sinh trong năm và có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn chưa thể xác định là có chắc chắn xẩy ra hay không và số tiền cụ thể là bao nhiêu như: Vụ kiện chưa xét xử do vi phạm quyền sở hữu cá nhân và trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm. Các vụ tranh chấp về thuế và cơ quan thuế vụ. Các bảo lãnh về công nợ của người khác.
Thủ tục kiểm toán để tìm kiếm các khoản công nợ ngoài dự kiến:
- Trao đổi với nhà quản lý về khả năng phát sinh các khoản nợ ngoài dự kiến chưa được công bố KTV cần yêu cầu nhà quản lý cung cấp thư giải trình xác định đã công bố đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự kiến.
- Phỏng vấn luật sư hay tư vấn pháp lý của đơn vị
- Xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị của Ban giám đốc.
♦ Xem xét các dự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
Từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký Báo cáo kiểm toán có thể xảy ra những sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Có hai sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần được quan tâm bởi người quản lý đơn vị và KTV:
Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phải điều chỉnh lại Báo cáo tài chính:
Là những sự kiện hay nghiêp vụ cung cấp những bằng chứng bổ sung về những sự kiện xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và ảnh hưởng trọng yếu đến các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Chuẩn mực về kiểm toán thường yêu cầu điều
chỉnh lại các Báo cáo tài chính tuỳ theo sự đánh giá về ảnh hưởng của các bằng chứng bổ sung về các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán.Bao gồm:
- Kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu. - Những tài sản cố định không sử dụng và được nhượng bán trong ngày khoá sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách.
- Các khách hàng có số dư nợ lớn nhưng đến đầu năm sau mới phát hiện không có khả năng thanh toán
Các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần kê khai trên Báo cáo tài chính.
Những sự kiện này mang tính khách quan không liên quan hoặc bắt nguồn từ những sự kiện kết thúc trước ngày kết thúc niên độ kế toán nên KTV không thể điều chỉnh trực tiếp sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính. Bởi vậy cần phải khai báo trên Báo cáo tài chính để tránh sự hiểu lầm khi sử dụng Báo cáo tài chính.
Các thủ tục xem xét
Kiểm tra các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm các kỳ quyết toán. Xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đã áp dụng nhằm bảo đảm mọi sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đã được xác định. Đọc các biên bản họp Hội đồng quản trị… Đọc và so sánh các Báo cáo tài chính định kỳ gần nhất của doanh nghiệp. Phỏng vấn nhà quản lý về những sự kiện lớn chuẩn bị tuyên bố, xác lập, giải thể…
♦ Về giả định hoạt động liên tục
Giả định hoạt động liên tục là cơ sở cho việc lập Báo cáo tài chính. Có một số nguyên nhân dẫn đến giả định này bị vi phạm: doanh nghiệp bị lỗ liên tục và không có khả năng thanh toán những khoản nợ đáo hạn; doanh nghiệp bị tai nạn nghiêm trọng như hoả hoạn, thiên tai; doanh nghiệp bị dính vào những vụ tranh chấp, kiện tụng tại tòa án, nếu thua kiện thì gánh chịu những khủng hoảng nghiêm trọng.
Theo ASC 570 khi kiểm toán nhất là khi đánh giá kết quả công việc, KTV cần đề phòng khả năng giả định hoạt động liên tục không được thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm thu thập bằng chứng đảm bảo rằng giả định này sẽ không bị vi phạm.
Nếu vẫn còn nghi vấn KTV phải xem xét đến thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu đơn vị mô tả đúng đắn trong thuyết minh thì KTV sẽ phát hành báo cáo dạng chấp nhận toàn phần nhưng vẫn phải nêu nhận xét.
♦ Đánh giá kết quả
KTV đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được nhằm rà soát lại toàn bộ quá trình kiểm toán:
- Áp dụng các thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và sát thực của các thông tin tài chính thu thập được đối với từng phần trên Báo cáo tài chính cũng như đối với khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng nói riêng.
- Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng nhằm xem xét liệu bằng chứng thu thập được đã đầy đủ cho việc ra quyết định của KTV hay chưa.
- Tổng hợp các sai sót phát hiện được và rà soát hồ sơ kiểm toán.
- Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của nhà quản lý.
- Kiểm tra các công bố trên thuyết minh Báo cáo tài chính. Xem xét các thông tin khác trên báo cáo thường niên.
- Kiểm tra lại các khai báo trên Báo cáo tài chính có đúng đắn và tuân theo đúng chuẩn mực kế toán quy định hay chưa.