Thực hành tốt vệ sinh cá nhân và kiểm soát sức khỏe công nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn kiến thức chung về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Trang 50)

Hoạt động đảm bảo vệ sinh cá nhân gồm rửa và khử trùng tay, sử dụng BHLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng an toàn vệ sinh sản phẩm, do đó bên cạnh việc trang bị đủ và đúng phương tiện còn cần phải đào tạo công nhân hiểu rõ tầm quan trọng cũng như cách thực hiện hiệu quả việc rửa và khử trùng tay mỗi khi bắt đầu thực hiện việc sản xuất. Qui phạm này mô tả hiện trạng về phương tiện thiết bị vệ sinh để đề ra các hoạt động bảo trì hợp lý. Phuơng pháp làm vệ sinh đúng cách phải được mô tả rõ ràng ở quy phạm này.

Hoạt động kiểm soát sức khoẻ công nhân định kỳ hay khi tuyển dụng cũng như hoạt động của công nhân hàng ngày nhằm đảm bảo công nhân không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm. Các thủ tục cụ thể yêu cầu những người tham gia vào sản xuất phải tuân thủ cần được nêu rõ kể cả các nguyên tắc quản lý hỗ trợ khác như đào tạo nâng cao ý thức tự giác báo cáo tình trạng sức khoẻ cũng như giúp các cán bộ quản lý phát hiện các trường hợp vi phạm để chấn chỉnh và xử lý kịp thời.

1. Duy trì định kỳ hàng năm khám sức khoẻ và cấy phân tìm người lành mang trùng.

3. Không để móng tay dài, giữ taysạch sẽ.

5. Trang phục cá nhân luôn giữ sạch sẽ, gọn gàng, có mũ chụp tóc khi sản xuất, chế biến thực phẩm.

6. Khi có vết thương trên da thì không được trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, cần được băng bó kín bằng băng gạc không thấm nước.

7. Không tiếp xúc với thực phẩm khi sốt, bị các bệnh truyền nhiễm và các chứng bệnh: lao, lỵ, thương hàn, tả, ỉa chảy, mụn nhọt, són đái, són phân, viêm gan virus, viêm mũi, viêm họng mủ, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, các bệnh da liễu, người lành mang trùng đường ruột.

8. Không đeo đồ trang sức khi tiếp xúc với thực phẩm. 9. Không dùng tay trực tiếp để bốc, chia thực phẩm chín.

10. Không ho, hắt hơi, xỉ mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười, nói to trong khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm.

MỘT SÔ LƯU Ý THỰC HÀNH VỆ SINH TAY1. Rửa tay sau khi: 1. Rửa tay sau khi:

- Đi vệ sinh.

- Mỗi lần nghỉ giải lao.

- Tiếp xúc với thực phẩm sống.

- Tiếp xúc với các bề mặt bẩn, đổ rác, các loại hóa chất.

- Xì mũi, gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thể

- Hút thuốc.

- Đụng tay vào súc vật

2. Rửa tay trước khi:

- Tiếp xúc với thực phẩm - Sản xuất, chế biến - Ăn uống.

3. Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạchhoặc máy thổi khô. Cấm lau khô, chùi vào quần áo, váy tạp dề. hoặc máy thổi khô. Cấm lau khô, chùi vào quần áo, váy tạp dề.

4. Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay,cổ tay các khe ngón tay và nếp móng tay. cổ tay các khe ngón tay và nếp móng tay.

5. Không để móng tay dài nếu có vết xước thì cần được băng bó bằng gạckhông thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm. không thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.

VI.Thực hành tốt bảo quản và sử dụng hoá chất

- Sử dụng đúng cách:

+ Không sử dụng hóa chất cấm, không trong Danh mục được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm

+ Sử dụng hóa chất theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. - Bảo quản hóa chất phù hợp:

+ Không bảo quản lẫn lộn giữa hóa chất độc và phụ gia thực phẩm; + Có khu vực bảo quản riêng;

+ Dụng cụ chứa đựng phù hợp

- Xây dựng các thủ tục kiểm soát, bao gồm các nội dung chính:

+ Thủ tục thực hiện khi tiếp nhận hóa chất (kiểm tra nguồn gốc, đối chiếu với danh mục hóa chất được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế, kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của các thông tin trên nhãn, số lượng/khối lượng, …);

+ Thủ tục sử dụng hóa chất (nhân sự, đào tạo, cách sử dụng, ..);

+ Thủ tục bảo quản hóa chất (nơi bảo quản, dụng cụ chứa đựng, ghi nhãn, …).

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn kiến thức chung về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Trang 50)