Vibrio parahaemolyticu s:

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn kiến thức chung về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Trang 25)

II. PHÂN LOẠI MỐI NGUY Ô NHIỄM THỰC PHẨM:

e.Vibrio parahaemolyticu s:

Sau khi ăn một lượng lớn vi khuẩn sống khoảng 12 giờ, xuất hiện các triệu chứng bệnh như: đau bụng, tiêu chảy, mửa, hơi ớn lạnh, đau đầu. Các triệu chứng tương tự như Salmonella, nhưng trầm trọng hơn. Salmonella tác động lên vùng bụng trong khi V. parahaemolyticus tác động lên dạ dày người bệnh.

f. Listeria monocytogenes:

Bệnh do L. monocytogenes bắt đầu từ đường tiêu hoá với các triệu chứng như: tiêu chảy, sốt nhẹ. Trường hợp nặng, chủng gây bệnh có thể sinh sản trong các bạch cầu và gây nhiễm trùng máu. Vi khuẩn tác động lên hệ thần kinh trung ương, tim, mắt và có thể xâm nhập vào bào thai trong bụng mẹ, gây xảy thai, đẻ non hoặc nhiễm trùng thai nhi. Những nạn nhân có nguy cơ nhiễm bệnh nặng, thường là người có hệ miễn dịch kém: người mang thai, nghiện rượu... hoặc mắc bệnh ung thư.

g. Staphylococcus:

Vi khuẩn S. aureus gây nên các bệnh như: viêm da, mụn nhọt, áp xe. Qua các mụn nhọt trên da xâm nhập vào mạch máu gây nhiễm trùng máu.

S. aureus gây ngộ độc thức ăn do sản sinh độc tố ruột trong thực phẩm, độc tố này bền nhiệt nên không bị phá huỷ khi nấu thức ăn. Triệu chứng bệnh sau khi nhiễm độc tố: gây nôn mửa, đau thắt bụng, tiêu chảy dữ dội, các dấu hiệu này xuất hiện nhanh vài giờ sau khi ăn.

h. Clostridium botulinum:

Ngoại độc tố của vi khuẩn thường tác động gây tổn thương thần kinh trung ương và hành tuỷ. Triệu chứng đầu tiên bị ngộ độc do C. botulinum sau khi ăn 18

- 96 giờ là : liệt cơ mắt, giãn đồng tử, song thị, không có phản xạ đối với ánh sáng. Sau đó bị liệt cơ hàm vòm miệng, lưỡi hầu và cơ họng, mất tiếng, rối loạn lời nói. Dạ dày và cơ ruột bị liệt nhẹ, giảm chất nhày ở ruột gây táo bón. Trung khu tuần hoàn và hô hấp bị tê liệt, tỉ lệ tử vong khoảng từ 60 - 70%.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn kiến thức chung về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Trang 25)