Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lự cở công ty May Phố Hiến:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty may Phố Hiến (Trang 31)

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lự cở công ty May Phố Hiến:

May Phố Hiến:

Sự cạnh tranh ngày càng găy gắt trên thị trường nên các doanh nghiệp muốn tồn tai và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng gọn nhẹ,năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định.Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng là mối lo nhức nhối cho các nhà quản tri nhân sự trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình sao cho thích ứng với sự thay đổi đó.

Nhờ thực hiên nhiếu giải pháp đồng bộ trong chiên lược sản xuất kinh doanh trong đó có giải pháp đào tạo và phát triển,cùng với sự cố gắng nỗ lực phấn

đấu của tập thể cán bộ công nhân viên ,công ty vẫn đứng vững,tăng trưởng liên tục đảm việc làm đầy đủ cho gần một nghìn lao động.Sản phẩm của công ty có uy tin trên thị trường trong và ngoài nước.Tuy nhiên,Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty May Phố Hiến đã và đang triển khai xong còn nhiều tồn tại cần giải quyết.

Tiến trình của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty diễn ra như sau:

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo:

Căn cứ vào kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, định hướng phát triển giai đoạn trước mắt để xác định nhu cầu đào tạo . Nhu cầu đào tạo ở công ty được xác định nhu sau:

Công nhân sản xuất:

Số lượng lao động đầu vào cần đạo tạo qua kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh

Số công nhân có tay nghề yếu qua báo cáo của quản đốc phân xưởng sản xuất Số công nhân gương mẫu

Số ít lao động được đào tạo để thi nâng bậc

Qua báo cáo của quản đốc + căn cứ vào chiến lược phát triển lập phiếu đào tạo.

Lao động quản lý, nhân viên: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như tương lai phát triển công ty, ban giám đốc công ty có quyết định lựa chọn số lượng lao động quản lý, nhân viênỷơ các vị trí khác nhau được đào tạo để đáp ứng yêu cầu về quản lý trong môi trường cạnh tranh,nhưng vẫn đảm bảo cho bộ máy quả lý hoạt động có hiệu quả.

Nhận xét:

- Việc xác định nhu cầu đào tạo công nhân sản xuất chỉ đơn thuần dựa vào kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn trước mắt.

- Chưa tiến hành phân tích con người về kiến thức, kỹ năng như thế nào để có công tác đào tạo lại và đào tạo nâng cao.

- Chưa tiến hành phân tích nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn trước mắt để thấy cần đào tạo các kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp nào để có hướng đào tạo nâng cao trình độ nghề đáp ứng được nhiêm vụ trong giai đoạn tới 2.2.2 Mục tiêu đào tạo:

Có nhiều lý do để công ty tiến hành tổ chức các lớp đào tạo,bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động.Trong đó có một số ly do chính sau

Lý do 1:Để chủân bị lượng lao động đáp ứng yêu cầu cho việc mở rộng dây truyền sản xuất kinh doanh.

Lý do 2: Để bù đắp những vị trí trống, thiếu hụt vì nhiều lý do như nghỉ hưu,bỏ việc …

Lý do 3: Để chuẩn bị cho người lao động thực hiện được nhũng trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi trong mục tiêu và cơ cấu trong tương lai phát triển tổ chức

Lý do 4:Để hoàn thiện khả năng của người lao động trong thực hiện nhiệm vụ hiện tại một cách hiệu quả và khoa học nhất

Do vậy mục tiêu dặt ra cho công tác đào tạo ở giai đoạn này là cần phải dạt được một số kiến thức,kỹ năng cần thiết sau

- Nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ,công nhân -Thời gian kết thúc khoá đào tạo đúng với hình thức và phương pháp đào tạo đã lựa chọn

- Trang bị cho lao động mới kiến thức, kỹ năng nghề cần có để làm việc Nhận xét:

Việc xác định mục tiêu cuối cùng của quá trình đào tạo chưa đầy đủ toàn diện.chưa rõ ràng từng tiêu trí,còn mang tính định tính cao

Cần xác định số lượng lao động đạt được yêu cầu trong khoá học, các kiến thức kỹ năng nghề cần phải đạt được

Ở công ty May Phố Hiến việc lựa chọn đối tượng được tham gia khoá đào tạo đan xen với việc xác định nhu cầu đào tạo

Để công tác đào tạo và phát triển NNL ở công ty được khoa học, hiệu quả thì cán bộ phụ trách nhân sự của công ty cần có kế hoạch xây dựng lại trình tự công tác đào tạo rõ ràng các bước ,nội dung của mỗi bước, tránh sự đan xen chồng chéo các bước.

2.2.4.Chương trình đào tạo,hình thức và phương pháp đào tạo:

2.2.4.1.Chương trình đào tạo:

Hiện nay ,công ty đang sử dụng nguồn tài liệu phục vụ công tác đào tạo cán bộ công nhân viên là lựa chon tài liệu ngoài, do các Bộ, ngành và một số trường Đại học -Cao đẳng xây dựng . Đây cỹng là cách lựa chọn tài liệu giảng dạy của nhiều công ty ,doanh nghiệp của Viêt Nam hiện nay vì Các doanh nghiệp,công ty ý thức được việc tự xây dựng chương trình đào tạo riêng cho công ty mình là rất tốn kém vè sức người,sức của và thời gian.Hơn nữa tài liệu xây dựng được có tính chuyên nghiệp không cao.Nếu dùng tài liệu đó phục vụ cho công tác giảng dạy của công y sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu được sau đào tạo cũng như kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Cách lựa chọn tài liệu của công ty là phù hợp với hiện thực ngày nay khi nhiều công ty không có nhiều thời gian cũng như kinh phí chi cho đào tạo.

2.2.4.2.Hình thức đào tạo:

Hiện nay ,công ty May Phố Hiến đang áp dụng cả 3 hình thức đào tạo sau: - Hình thức đào tạo mới: Công ty áp dụng đào tạo công nhân mới tuyển vào mà chưa có nghề hoặc công nhân đã có nghề nhưng không phù hợp với nghề nghiệp của công ty đang cần tuyển.

- Hình thức đào tạo lại: Công ty áp dụng đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật vì hiện nay công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh, dây truyền sản xuất hiện đại được công ty nhập về.

- Hình thức đào tạo nâng cao: Công ty áp dụng cho công nhân, cán bộ kỹ thuật, quản lý để phục vụ cho công việc hiện tại cũng như chuẩn bị cho tương lai phát triển mở rộng tổ chức.

Nhận xét: Việc lựa chọn đối tượng đào tạo cho từng hình thức đào tạo của công ty hiện nay là tương đối phù hợp với mục đích của đào tạo, hình thức đào tạo đa dạng đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . Để phát huy tiếp ưu điểm của các hình thức đào tạo,công ty nên áp dụng tiếp cả ba hình thức đào tạo trên.

2.2.4.3.Các phương pháp đào tạo:

Bất kỳ một kiểu cơ cấu tổ chức nào thì phát triẻn nguồn nhân lực cũng là một cách thức để làm hiệu quả hơn quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.Việc lựa chon các phương pháp đào tạo nào để đem lại hiệu quả kinh tế mà phù hợp với nghề của doanh nghiệp mình thì sẽ đem lại hiệu quả cao .

Hiện nay công ty May Phố Hiến đang áp dụng một số phương pháp đào tạo sau

-Cử đi học tại các trường chính quy:

Với phương pháp này ,công ty áp dụng để đào tạo cho đối tượng là quản lý, kỹ thuật, công nhân gương mẫu

Thời gian học từ 2 năm trở lên ở một số trường Đại học –cao đẳng trong nước và ngoài nước.

Một số trường công ty liên kết để cử lao động đi học như ĐHBKHN, ĐHKTQD, CĐ kỹ thuật may và KTTT Hà nội.Cử đi học tại Trung Quốc. Mục đích là nhằn tạo ra dội ngũ cán bộ ,công nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng,hiểu rõ tình hình thị trường,có đủ năng lực giải quyết công việc ,nắm được các kỹ năng quản lý hiiện đại ,có hiệu quả khi sử dụng linh hoạt vào môi trường trong công ty.

Cán bộ quản lý có trình độ chuyêm môn cao,năng động,nhạy bén thị trường,có khả năng tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh.

Cán bộ kỹ thuật có trình độ ,sáng tạo trong cải tiến kỹ thuật .Có khả năng áp dụng và hướng dẫn lao động áp dụng những máy móc tiến bộ vao trong sản xuất nhất là trong xã hội công nghệ phát triển như hiện nay.

+Ưu điểm: Kiến thức học hệ thống từ thấp đến cao;học viên được học cả lý thuyết và thực hành;đảm nhiêm được các công việc phức tạp, hiệu quả hơn. Không can thiệp vào việc thực hiện công việc của người khác,bộ phận khác nên không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

+ Nhược điểm: Thời gian đào tạo dài; kinh phí cho đào tạo lớn vì số lượng đi đào tạo ít.Đào tạo tách khỏi sự thực hiện công việc như vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự thực hiện công việc hiện tại vì các học viên này đang đảm nhiệm những vị trí nhất định trong công ty

-Đào tạo kết hợp với trường dạy nghề :

Với phương pháp này,công ty đang áp dụng đào tạo lao động mới tuyển vào với mục đích phục vụ cho việc mở rộng dây truyền sản xuất,bổ sung vào các vị trí thiếu hụt

Thời gian học 6 – 9 tháng

Người lao động được cử đi học lý thuyết tại trường CĐ KT may và KTTT từ 2 – 3 tháng. học thực hành tại công ty 4 – 6 tháng do cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề hướng dẫn.

+ Ưu điểm: Số lượng đào tạo nhiều, thời gian đào tạo ngắn; học viên được học cả lý thuyết và thực hành.

Có thể bổ sung lao động trong một thời gian ngắn nếu công ty đang cần gấp lao động để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh

+ Nhược điểm: chỉ đào tạo được công nhân bậc thấp,do vậy học viên khó có thể lĩnh hội được tất cả các kiến thức nghề trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Công ty đang sử dụng phương pháp này để áp dụng đào tạo đối tượng là công nhân yếu và học sinh thử việc

Thời gian kèm cặp 3 – 6 tháng

Công ty cử người công nhân có trình độ cao,thành thạo công việc,am hiểu nghề chuyên môn cần đào tạo vừa tham gia sản xuất vừa hướng dẫn cho người học nghề để họ có thể nắm vững được công việc đó.Như vậy,người công nhân lành nghề đó là người của công ty, không thoát ly ra khỏi sản xuất,và thường là kèm cặp 1 nhóm nhỏ từ 3-5 người.

Quá trình học việc chia 3 giai đoạn

Người công nhân lành nghề vừa lam vừa hướng dẫn người học việc quan sát các thao tác vừa nghe

Giao việc làm thử cho người học việc dưới sự giám sát của người công nhân lành nghề ,nếu thấy sai sót gì thì sửa ngay ,cứ như thế cho đến khi thành thạo Giao việc hoàn toàn cho người học việc.

+ Ưu điểm: Thời gian đào tạo ngắn, kinh phí đào tạo ít; có thể kèm cặp nhiều công nhân cùng một lúc; người học và người dạy đều đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đáp ứng được nhu cầu cần thiết về số lượng và thời gian của lao động ,hơn nữa lại giữ được bí mật sản xuất của công ty nếu cần.

+ Nhược điểm: Người học việc được học thực hành thiếu tính hệ thống; học cả những thao tác, động tác không tiên tiến.Không được học lý thuyết nên không hiểu cặn cẽ công việc;trình độ của người được đào tạo không cao

- Đào tạo nâng cao tay nghề:

Công ty đang áp dụng phương pháp này để đào tạo đối tượng là công nhân sản xuấtThời gian học 3-6 tháng.Quá trình đào tạo được bắt đầu bằng việc người học viên được học lý thuyết trên lớp do các giáo viên có trình độ chuyên môn được mời giảng dạy,sau đó các học viên được đưa đến học thực hành dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề cho đến khi thành thạo nghề đó mới thôi.Như vậy người học việc được học một nghề hoàn chỉnh .Do

vậy các kỹ năng có được để thực hiện công việc sau khi kết thúc khoá học là thành thạo người học việc được thực hành đúng công việc mà mình sẽ phụ trách sau khi học xong .Đây chính là ưu điểm của phương pháp này .Hơn nữa, học viên được học kiến thức lý thuyết và thực hành một các hệ thống.Việc học được thực hiện một cách dễ dàng hơn

Kết thúc khoá học người lao động được thi nâng bậc.Nếu ai đạt yêu cầu cầu của cuộc thi thì sẽ được nâng bậc,như vậy mức lương người học có được sau khi đào tạo và thi nâng bậc xong là cao hơn.Do vậy họ ý thức được việc được đi đào tạo của mình là cần thiêt và mang tính thiết thực cao.

Phương pháp này không được thực hiện thường xuyên nên cấp bậc công nhân bình quân của công nhân chỉ là 2/6.

+ Ưu điểm: Kiến thức lý thuyết, thực hành hệ thống; người học ý thức được tầm quan trọng của khoá đào tạo để thi nâng bậc nên thái độ nghiêm túc, kết quả đạt cao.

+ Nhược điểm: Số lượng đào tạo để thi nâng bậc còn ít, vì chi phí chi cho đào tạo cao.

Nhận xét: Ta thấy,các phương pháp mà công ty dang áp dụng chưa phong phú, chưa linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp đào tạo do đó sẽ ảnh hưởng khôg nhỏ đến kết quả của đào tạo.Số lượng lao động được tham gia các khoá đào tạo không nhiều nhất là số lao động tham gia đào tạo để thi nâng bậc.Đây chính là điểm mà công ty cần khắc phục khi hiện nay rất nhiều công ty coi tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động là việc tất yếu cần thực hiện ngay để nâng cao trình độ cũng là nâng cao tính năng động,linh hoạt cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh cho công ty của mình. 2.2.5. Kinh phí cho đào tạo:

Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty đòi hỏi phải chi một khoản tiền rất lớn.Vấn đề quan tâm cần được giải đáp là liệu chi phí chi cho đào tạo có đem lại hiệu quả cao tương xứng hay không ?.Việc chi phí chi cho phát triển nguồn nhân lực thì hiệu quả của nó có thể hiện trong suốt

quá trình công nhân đó làm việc tại công ty không ? Đây là vấn đề cũng đang được ban lãnh đạo công ty May Phố Hiến quan tâm.Hiện tại ,công ty đang thực hiên việc chi cho đào tạo các loại lao động như sau:

Kinh phí chi đào tạo lao động quản lý:bình quân 1 lao động/khoá là 2,2 triệu( năm 2007) tăng 4,8% năm 2006

Kinh phí đào tạo công nhân sản xuất:Bình quân 1lao động/ khoá là 0.75 triệu(2007) tăng 5,6% so với năm 2006

Tổng kinh phí chi cho đào tạo năm 2007 là 155 triệu, tăng 74% năm 2006 Nhận xét:

Qua số liệu trên ta thấy,lượng kinh phí cho đào tạo của công ty chưa nhiều nhất là chi phí chi cho đào tạo công nhân sản xuất .Mà đây là đội ngũ lao động chính làm ra của cải vật chất ,tạo ra lợi nhuận cho công ty .Chi phí chi cho đào tạo thấp nên ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp đào tạo.,lựa chọn giáo viên đào tạo và đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.

Tuy nhiên lượng kinh phí bình quân cho 1 lao động có xu hướng tăng lên.qua các năm. Điều đó chứng tỏ Ban lãnh đạo công ty ý thức được tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và tác dụng tích cực của nó đến kết quả của người lao động cũng như két quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty.

2.2.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên:Công ty đang thực hiện lựa chọn và đào tạo giáo viên phục vụ cho công tác giảng dạy đào tạo như sau:

Giáo viên để giảng day là công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật và giáo

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty may Phố Hiến (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w