ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DUNG DỊCH ĐƯỜNG SACCAROZA VÀ GA3 ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM LỌ CỦA HOA HỒNG

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm cắm hoa đến đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ (Trang 32)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DUNG DỊCH ĐƯỜNG SACCAROZA VÀ GA3 ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM LỌ CỦA HOA HỒNG

VÀ GA3 ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM LỌ CỦA HOA HỒNG ĐỎ

Hai thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza và dung dịch GA3 tới chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ đã cho ta những kết quả nhất định về chất lượng của hoa trong quá trình bảo quản. Việc kết hợp chất dinh dưỡng saccaroza và chất kích thích sinh trưởng GA3 vào dung dịch sẽ có tác dụng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hoa đồng thời GA3 có tác dụng kích thích cho hoa nở và kéo dài tuổi thọ hơn.

Các ảnh hưởng tích cực này được thể hiện qua bảng và đồ thị dưới đây về đường kính bông và tuổi thọ của hoa hồng đỏ ở thí nghiệm sử dụng hỗn hợp dung dịch đường Saccaroza và chất kích thích sinh trưởng GA3.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch đường Saccaroza và GA3 đến đường kính bông hoa(cm)

Công thức Ngày sau cắm

1 2 3 4 5 6 7 8 9

ĐC 2.1 3.3 4.8 6.3 7.2 6 4.5 3.4

Sac 0.5%+GA3 5ppm 2.2 3.4 4.4 6.3 6.9 7.6 7.9 8.1 7.1

Sac 0.5%+ GA3 10ppm 2.15 3.45 4.9 6.6 7.6 7.8 8.35 6.75 4.9

Sac 0.5%+GA3 15ppm 2.1 3.6 5.2 6.8 8.0 8.6 7.5 6.3 3.8 Đường kính bông đạt kích thước lớn nhất ở một ngày nhất định rồi sau đó giảm dần và hoa tàn. Ở thí nghiệm này, bông hoa đã được cải thiện đôi chút về đường kính bông và tuổi thọ, đường kính bông và tuổi thọ đều tăng, đường kính bông đạt cao nhất ở công thức 4 là 8.6 cm sau 6 ngày cắm, công thức 2 là 8.1 cm sau 8 ngày và công thức 3 là 8.35 cm sau 7 ngày theo dõi, công thức đối chứng thấp là 7.2 cm sau 5 ngày theo dõi.

Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch đường Saccaroza và GA3 đến đường kính bông hoa(cm)

Để đánh giá một cách khách quan và so sánh với hai thí nghiệm trên chúng tôi cũng tiến hành đánh giá và so sánh các chỉ tiêu ở ngày thứ 6 của đợt thí nghiệm.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch Đường và GA3 đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ sau 6 ngày cắm

Chỉ tiêu Công thức ĐC Sac 0.5% + 5ppm Sac 0.5% +10ppm Sac 0.5% +15ppm Đường kính bông hoa

(cm) 6 7.6 7.8 8.6 Tỷ lệ bông rụng cánh (%) 33.33 0 0 33.33 Tỷ lệ bông héo (%) 66.67 0 33.33 33.33 Tỷ lệ hao hụt dịch (%) 16 14.3 15 15 Tuổi thọ cắm lọ (ngày) 6 9 8 8

Đồ thị 4.6. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch Đường và GA3 đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ sau 6 ngày cắm

Qua bảng số liệu và biều đồ đã cho những nhận xét sau: Đường kính bông hoa có sự khác nhau giữa các công thức.

Công thức đối chứng: 6 cm

Công thức Sac 0.5% + GA3 10 ppm: 7.8cm Công thức Sac 0.5% + GA3 15 ppm: 8.6cm

Công thức đối chứng có đường kính bông nhỏ nhất (6 cm), công thức 2 (Sac 0.5%+GA3 5 ppm) có đường kính bông là 7.6 cm, trong khi đó ở công thức 3 (Sac 0.5%+GA3 10 ppm) có đường kính là 7.8 cm và công thức 4 (Sac 0.5%+GA3 15 ppm) cho đường kính bông lớn nhất (8.6 cm). So với thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 (đường kính bông cao nhất lần lượt là 7.6 cm và 7.7 cm) thì đường kính bông hoa trong thí nghiệm 3 đã cho đường kính bông cao hơn (8.6 cm).

Sau 6 ngày theo dõi và quan sát ta thấy ở một số công thức hoa bắt đầu mền cánh, cong cổ, cánh bợt màu, đó là hiện tượng héo và hoa sắp tàn. Tỷ lệ bông héo ở các công thức trong thí nghiệm cũng có sự khác nhau:

Công thức đối chứng: 66.67%),

Công thức Sac 0.5% + GA3 5 ppm: 0% Công thức Sac 0.5% + GA3 10 ppm: 33.33% Công thức Sac 0.5% + GA3 15 ppm: 33.33%

Công thức có tỷ lệ bông héo lớn nhất là công thức đối chứng (66.67%), công thức 2 có tỷ lệ bông héo thấp nhất (0%) còn công thức 3 và công thức 4 có tỷ lệ bông héo bằng nhau (33.33%).

Tỷ lệ bông rụng cánh cũng có sự thay đổi ở các công thức, công thức có tỷ lệ bông rụng cánh lớn nhất là công thức đối chứng và công thức 4 (33.33%). Do công thức đối chứng cắm trong nước máy nên ít thành phần dinh dưỡng hơn, hoa sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ ở cành và lá hoa một cách triệt để nên hoa chóng hình thành tầng rời ở đài hoa hơn (hoa tàn). Còn ở công thức 4 có đầy đủ chất dinh dưỡng và có một lượng lớn chất kích thích sinh trưởng GA3 thúc đẩy quá trình nở hoa nên hoa nở đạt kích thước cực đại nhanh chóng sau đó bắt đầu tàn. Sau 6 ngày cắm trong dung dịch nhưng công thức 2 và công thức 3 chưa bị rụng cánh (0%)

Tỷ lệ hao hụt dung dịch ở các công thức cũng có sự thay đổi đáng kể: Công thức đối chứng: 16%

Công thức Sac 0.5% + GA3 5 ppm: 14.3% Công thức Sac 0.5% + GA3 10 ppm: 15% Công thức Sac 0.5% + GA3 15 ppm: 15%

Công thức đối chứng lượng dung dịch tiêu tốn bao giờ cũng lớn nhất (16%), lượng dung dịch tiêu tốn ở công thức 2 lại thấp nhất với (14.3%) lượng dịch sử dụng.

Công thức 3 và 4 có lượng dung dịch tiêu tốn là 15%. Lượng dung dịch tiêu tốn do nhiều nguyên nhân, quá trình hô hấp, quá trình thoát hơi nước…

Từ các số liệu theo dõi ở các chỉ tiêu phân tích ở trên dẫn đến tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ trong hỗn hợp dung dịch đường Saccaraza và GA3 cũng có sự thay đổi.

Công thức đối chứng: 6 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức Sac 0.5% + GA3 5 ppm: 9 ngày Công thức Sac 0.5% + GA3 10 ppm: 8 ngày Công thức Sac 0.5% + GA3 15 ppm: 8 ngày

Tuổi thọ cắm lọ của hoa ở công thức đối chứng bao giờ cũng thấp nhất (6 ngày) so với công thức có bổ sung chất dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng. Công thức 2 cho tuổi thọ của hoa cao nhất (9 ngày), công thức 3 và 4 cũng cải thiện tuổi thọ của hoa là 8 ngày. Trong các công thức thì công thức 2 (sac 0.5%+GA3) cho kết quả khả quan nhất với tuổi thọ kéo dài nhất

Qua kết quả phân tích ở cả ba thí nghiệm trên đã cho kết quả về kích thước bông hoa hồng lớn nhất nở vào ngày thứ 6 ở cả ba thí nghiệm cho kết quả như sau:

Bảng 4.7. Đường kính bông hoa lớn nhất vào ngày thứ 6 trong ba thí nghiệm (cm) Đồ thị 4.7. Đường kính bông hoa lớn nhất vào ngày thứ 6 trong ba thí nghiệm (cm) Thí nghiệm Đường kính (cm) Thí nghiệm 1 7.6 Thí nghiệm 2 7.7 Thí nghiệm 3 7.6

Đường kính bông hoa lớn nhất của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 bằng nhau và bằng 7.6 cm, thí nghiệm 2 có đường kính bông là 7.7 cm. So với thí nghiệm 1 và 3 thì thí nghiệm 2 có thì đường kính bông lớn hơn.

Bảng 4.8. Tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ ở cả ba thí nghiệm (ngày)

Đồ thị 4.8. Tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ ở cả ba thí nghiệm

Qua bảng số liệu tổng hợp được ở cả ba thí nghiệm và đồ thị 4. trên đây cho thấy: Tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ trong thí nghiệm 3 là cao nhất với 9 ngày, ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 là 8 ngày, so với hai thí nghiệm sử dụng Saccaroza và sử dụng GA3 thì sự kết hợp cả hai loại dung dịch trên cho tuổi thọ cắm lọ của hoa cao hơn.

Từ bảng số liệu và đồ thị cho thấy: Thí nghiệm 1 có đường kính bông vừa phải (7.6 cm) nhưng tuổi thọ chưa đạt tuyệt đối, thí nghiệm 2 có đường kính bông cao nhất (7.7 cm) nhưng tuổi thọ chưa cao, thí nghiệm 3 có đường kính bông hoa vừa phải (7.6

Thí nghiệm Tuổi thọ (ngày) Thí nghiệm 1 8

Thí nghiệm 2 8

Điều này chứng minh việc phối hợp giữa đường Saccaroza và chất kích thích sinh trưởng GA3 đã mang lại kết quả khả quan trong việc bảo quản hoa cắt, nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ cắm lọ của hoa cắm trong dung dịch.

Phần V

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm cắm hoa đến đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ (Trang 32)