ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH ĐƯỜNG SACCAROZA ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM LỌ CỦA HOA HỒNG ĐỎ

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm cắm hoa đến đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ (Trang 25)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH ĐƯỜNG SACCAROZA ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM LỌ CỦA HOA HỒNG ĐỎ

CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM LỌ CỦA HOA HỒNG ĐỎ

Khác với các loại hoa khác, hoa cắt sau khi rời khỏi cây mẹ vẫn có thể được bổ sung dinh dưỡng qua vết cắt. Các chất dinh dưỡng phổ biến thường dùng để bổ sung cho hoa cắt là đường Saccarora, đường Glucoza. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng đường Saccaroza là cơ chất cho hoạt động sống của hoa hồng.

Trong thời gian theo dõi thí nghiệm chúng tôi đã thu được số liệu về đường kính bông của hoa hồng đỏ như sau.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến đường kính bông hoa(cm) Công thức Ngày sau cắm 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐC 2.19 3.7 4.8 6.2 6.7 5 3 2 2.15 3.6 5.1 6.3 7.1 6.9 5.6 5.1 3 2.3 3.6 5.1 6.1 6.7 7.6 6.85 6.4 4 2.2 3.97 5.7 7.1 7.5 6.7 4.48 4

Qua bảng số liệu cho thấy, thời gian đường kính bông đạt cực đại ở các công thức có sự khác nhau. Ở công thức đối chứng, công thức 2 và công thức 4 thời gian đường kính bông đạt cực đại là 5 ngày, công thức 3 là 6 ngày sau đó đường kính bông giảm dần và hoa tàn, bảng số liệu cũng biểu diễn cho ta thấy tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ ở các công thức. Từ bảng số liệu và biểu đồ đường kính bông trong thí nghiệm ảnh hưởng của dung dịch đường tới chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ sẽ chọn thời gian phân tích và nhận xét các chỉ tiêu của thí nghiệm là ngày thứ 6 trong đợt theo dõi.

Sau 6 ngày cắm hoa liên tục trong dung dịch đường với các nồng độ khác nhau. Mọi hoạt động sinh lý của hoa có nhiều thay đổi rõ rệt qua bảng sau

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ sau 6 ngày cắm (nhiệt độ 200C; độ ẩm 80% - 85% )

Chỉ tiêu Công thức

ĐC Sac 0.25% Sac 0.5% Sac 1% Đường kính bông hoa

(cm) 5 6.9 7.6 6.7 Tỷ lệ bông rụng cánh (%) 33.33 0 0 33.33 Tỷ lệ bông héo (%) 66.67 33.33 0 33.33 Tỷ lệ hao hụt dịch (%) 16.2 15 14 14 Tuổi thọ cắm lọ (ngày) 6 7 8 7 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Saccaroza có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cũng như tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ. Sau khi cắt cành hoa tách khỏi mọi sự cung cấp cung cấp chất dinh dưỡng từ cây mẹ, để tiếp tục quá trình sống, hoa sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ từ lá và cành hoa. Cắm hoa trong dung dịch đường là biện pháp cung cấp chất dinh dưỡng cho cho hoa cắt, làm hoa đẩy mạnh quá trình sinh lý. Có thể nhận thấy điều này qua kích thước bông, tỷ lệ bông héo, bông rụng cánh, lượng dịch hao hụt và tuổi thọ cắm lọ của hoa trong thời gian tiến hành theo dõi thí nghiệm .

Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của dung dịch đường đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ sau 6 ngày cắm (nhiệt độ 200C; độ ẩm 80% - 85% )

Đường kính bông hoa là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng hoa, đường kính bông càng lớn thì hoa càng to, càng đẹp. Do đó chúng tôi đã lựa chọn đường kính bông là một trong những chỉ tiêu để theo dõi đánh giá chất lượng và tuổi thọ của hoa sau khi cắm.

Nhờ có dung dịch đường Saccaroza làm cơ chất cung cấp dinh dưỡng mà trong thời gian cắm hoa đường kính bông được tăng lên rõ rệt:

Công thức đối chứng: 5 cm Công thức 2: 6.9 cm

Công thức 3: 7.6 cm Công thức 4: 6.7 cm

Với dung dịch đường Sac 0.25% đường kính bông là 6.9 cm, đường Sac 0.5% là 7.6 cm, đường Sac 1% là 6.7 cm ta đều thấy đường kính bông cao hơn so với công thức đối chứng (5 cm). Trong cánh hoa cũng có sẵn các thành phần đường khác nhau, sau khi cắt hoa tiếp tục sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ. Hoạt động hô hấp của hoa diễn ra liên tục nên thành phần chất dự trữ sẽ hết dần, việc bổ sung thêm đường Saccaroza làm giảm sử dụng thành phần dinh dưỡng dự trữ làm cho hoa tiếp tục hô hấp và nở nhanh.

cánh tuy có hiện tượng cánh hoa mềm, nhạt màu, và héo lá. Với hoa cắm trong dung dịch đường Sac 1% và ở công thức đối chứng thì tỷ lệ bông rụng cánh là 33.33%.

Hoa hồng cắm trong dung dịch đường khác nhau sau 6 ngày quan sát ta thấy tỷ lệ bông héo cũng thay đổ đáng kể ở các nồng độ. Ở công thức đường Sac 0.5% hoa chưa bị héo (tỷ lệ héo là 0%), với dung dịch đường Sac 1% và 0.25% thì tỷ lệ hoa héo bằng nhau (33.33%), công thức đối chứng có tỷ lệ bông héo cao nhất với 66.67%. Để thực hiện quá trình hô hấp, nở hoa tăng kích thước bông thì hoa cần phải hút nước và các chất dinh dưỡng cần thiết trong dung dịch, khi đó lượng dung dịch sẽ bị tiêu tốn.

Công thức đối chứng: 16.2% Công thức 2: 15%

Công thức 3: 14% Công thức 4: 14%

Ở các công thức cho thấy công thức đối chứng có tỷ lệ hao hụt dung dịch lớn nhất (16.2%), công thức đường Sac 0.25% có tỷ lệ hao hụt dung dịch đứng thứ 2 (15%) sau công thức đối chứng và lớn hơn lượng dung dịch tiêu tốn ở công thức đường Sac 0.5% và 1% (14%). Tỷ lệ hao hụt dung dịch xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá trình hô hấp, khả năng hút nước của cành, sự thoát hơi nước làm mất cân bằng ẩm và do thời tiết thay đổi. Công thức đối chứng bị tiêu tốn dung dịch cắm nhiều nhất là do trong dung dịch có ít thành phần dinh dưỡng và nhiều khoáng, cấu trúc liên kết trong dung dịch kém nên quá trình bay hơi nước xảy ra nhanh.

Do cắm trong các dung dịch có nồng độ đường khác nhau nên tuổi thọ cắm lọ của hoa cũng thay đổi theo nồng độ dung dịch.

Công thức đối chứng: 6 ngày Công thức 2: 7 ngày

Công thức 3: 8 ngày Công thức 4: 7 ngày

Với dung dịch đường Sac 0.5% cho tuổi thọ của hoa cao nhất (8 ngày), công thức đối chứng hoa có tuổi thọ thấp nhất (6 ngày), công thức 2 đường Sac 0.25% và 1% cho tuổi thọ của hoa như nhau (7 ngày).

Qua bảng số liệu và đồ thị ta thấy với nồng độ dung dịch Saccaroza 0.5% cho cách bảo quản hoa là tốt nhất giữ cho hoa có độ nở vừa phải, đảm bảo chất lượng cánh hoa và kéo dài tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ trong thời gian tiến hành thí nghiệm.

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm cắm hoa đến đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w