Các nghiên cứu học thuật

Một phần của tài liệu Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (Trang 40)

Hayes et al (2001) đưa ra bằng chứng về thị trường vốn đặt ra giá trị gia tăng đối

với công ty khi ứng dụng hệ thống ERP, khi các nhà đầu tư phản ứng khá khả quan đối với thông báo việc ứng dụng ERP cho doanh nghiệp. Cũng theo đó, một bài nghiên cứu hành vi của Hunton et al (2002) tìm ra rằng các phân tích tài chính đã cho thấy sự gia tăng các điều chỉnh thu nhập dự báo khi doanh nghiệp thông báo chuẩn bị ứng dụng hệ thống ERP. Trong khi có bài nghiên cứu chỉ ra rằng những người tham gia vào thị trường vốn tin rằng sự ứng dụng ERP sẽ làm cải thiện tương lai hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nâng cao quy mô thu nhập cho các cổ đông.

Nghiên cứu về vấn đề này, Poston và Grabski (2001) nghiên cứu tác động của hệ thống ERP lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời kì 3 năm. Họ tìm ra một sự suy giảm có ý nghĩa trong tỷ số của nhân viên đối với doanh thu trong cả khoảng thời gian 3 năm, và một sự suy giảm trong tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu cũng trong 3 năm. Tuy nhiên, họ nhận thấy không có sự cải thiện đáng kể nào trong tỷ số chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý lên doanh thu, hay lợi nhuận giữ lại. Kể từ đó, họ đưa ra một vấn đề trái ngược – trong khi hệ thống ERP xuất hiện tác động đối với hiệu quả chỉ về một vài mặt, bù lại bằng sự gia tăng chi phí liên quan tới doanh thu. Những nhà nghiên cứu khác cũng quan sát thấy rằng không có hoặc có rất ít sự thay đổi của hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi thực hiện nâng cấp công nghệ thông tin, một vấn đề được xem như là một nghịch lý năng suất (Grover et al.,1998; Harris 1994; Pinsonneault, 1998).

Robertson và Gatignon (1986), Hitt và Brynjolfssom (1996) lại đưa ra một hướng

khác khi xem xét nghịch lý năng suất, đó là quy mô sẽ gia tăng khi có sự cải thiện về hiệu quả của công nghệ thông tin, doanh nghiệp sẽ có được thu nhập tài chính đáng kể hơn khi giảm được giá thành trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt bởi các đối thủ cùng ngành khác. Nghiên cứu về vấn đề này, Hunton, Lippincott và Reck (2002) đã kiểm định ảnh hưởng thời kì của việc ứng dụng ERP vào các doanh nghiệp bằng cách so sánh hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp ứng dụng và không ứng

dụng. Đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ứng dụng có thể không thay đổi về mặt nào đó trong thời kì trước và sau khi ứng dụng nhưng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp không ứng dụng được kì vọng sẽ thấp hơn. Và đúng như vậy, theo kết quả họ nghiên cứu đã chỉ ra các doanh nghiệp ứng dụng ERP hoạt động tốt hơn đáng kể so với các doanh nghiệp không ứng dụng ERP, chủ yếu là do sự suy giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp không có ERP. Hay nói một cách khác, việc ứng dụng ERP chỉ làm duy trì hiệu quả hoạt động mà không có sự cải thiện rõ rệt đặc biệt trong giai đoạn sung mãn của doanh nghiệp, còn nếu không ứng dụng thì hiệu quả sẽ giảm sút đáng kể cho đến khi có những chuyển biến tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)