Chuẩn bị yếu tố con người

Một phần của tài liệu Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (Trang 72)

Khi chuẩn bị triển khai ERP, không thể thiếu về khâu chuẩn bị con người. Doanh nghiệp cần phải phổ biến kiến thức ERP cho tất cả nhân viên, giúp nhân viên có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về ERP. Bên cạnh kiến thức, còn cần chuẩn bị chu đáo về tinh thần, phải có sự đồng lòng nhất trí từ ban quản trị đến từng nhân viên. Ban quản lý cần tìm hiểu, quan tâm đến khó khăn của nhân viên khi sử dụng ERP và có biện pháp động viên, khen thưởng trong quá trình thực hiện. Sắp xếp, giải quyết tốt nguồn nhân sự sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công trong quá trình triển khai ERP.

Kết luận chương 4

Trong tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển mạnh mẽ về số lượng, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp này vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp này cần phải có kế hoạch triển khai ERP, ứng dụng phần mềm, giải pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua một thời gian phát triển ở Việt Nam, ERP đã được triển khai thành công ở một số công ty lớn, đó là những bài học bổ ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên các doanh nghiệp này lại gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm, thời gian, khả năng quản lý khi triển khai giải pháp ERP. Với những khó khăn đó, để triển khai ERP vào doanh nghiệp thành công, đạt hiệu quả tích cực, doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận về các nguồn lực: tài chính, thời gian, nhân lực…, đồng thời phải có một quy trình thực hiện hoàn chỉnh, đánh giá, xem xét toàn diện và lựa chọn các giải pháp kỹ lưỡng để đưa ra một giải pháp phù hợp.

KẾT LUẬN

Khủng hoảng tài chính và xu hướng hội nhập toàn cầu đã đặt ra một áp lực cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải xây dựng cho mình một lộ trình phát triển trong đó nổi trội hơn cả là việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình quản trị, sản xuất mà việc lựa chọn giải pháp ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả là xu hướng tất yếu. Mặc dù có những nghiên cứu phân tích cho rằng việc ứng dụng ERP vào quản trị là không đạt được hiệu quả mong muốn. Nhưng chúng ta cần xem xét liệu lý do thất bại là do giải pháp ERP không hiệu quả hay chính bản thân doanh nghiệp không thể biết cách ứng dụng thành công. Vấn đề này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đưa ra quyết định có thực hiện hay khong và triển khai giải pháp cho riêng mình như thế nào. Rất nhiều vần đề còn tồn đọng khi khái niệm ERP vẫn rất còn chưa thực sự được hiểu một cách ý nghĩa đối với Việt Nam.

Đề tài của chúng tôi tìm hiểu tầm quan trọng của việc dụng ERP trong doanh nghiệp thông qua nghiên cứu về tác động của của các yếu tố mà chủ yếu ở đây là hai yếu tố quy mô và sức khoẻ tài chính công ty đối với các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện ERP trong giai đoạn khá nhạy cảm như hiện nay. Qua đó, chúng tôi tìm ra việc ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự có ý nghĩa thông qua các kiểm định mà chúng tôi thực hiện trong bài nghiên cứu. Từ ý nghĩa đó, chúng tôi kiến nghị giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để giúp lựa chọn và ứng dụng giải pháp hiệu quả cho mình.

Trên thế giới vẫn còn rất nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp khác nhau như CRM, POS… nhưng ERP là giải pháp thực sự thích hợp dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong nguồn dữ liệu (về số lượng công ty, thời gian, tính mịnh bạch và chính xác thông tin…) nên nhóm không thể thực hiện tất cả các so sánh, kiểm định phức tạp để một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của ERP đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp ERP cụ thể cho từng lĩnh vực, từng nhóm ngành riêng, đặc biệt là

các doanh nghiệp hợp tác xã, xuất nhập khẩu. Đây cũng là hướng cho những nghiên cứu tới đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, 2004, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Trường Đại

học kinh tế TPHCM.

2. Th.s Hoàng Ngọc Nhậm, 2007, Giáo trình Kinh Tế Lượng, Trường Đại học

kinh tế TPHCM.

3. Th.s Đinh Thế Hiển, 2008, Quản trị tài chính - đầu tư Lý thuyết & ứng dụng, NXB Lao Động.

4. Nguyễn Phú Vinh, 2008, Giáo Trình Xác Suất - Thống Kê Và Ứng Dụng, NXB Thống Kê.

5. PGS. TS. Hàn Viết Thuận ,2008, Giáo Trình Hệ Thống Thông Tin Quản Lý, Đại học kinh tế quốc dân.

6. Trần Bá Nhẫn, Đinh Thái Hoàng, 2009, Thống kê ứng dụng trong quản trị, kinh doanh và nghiên cứu kinh tế, NXB Thống Kê.

7. Th.s Nguyễn Công Bình, 2007, Cẩm nang dành cho chủ doanh nghiệp vừa và

nhỏ, NXB Giao thông vận tải.

Tài liệu Tiếng Anh

1. James E. Hunton, Barbara Lippincott, Jacqueline L. Reck, 2002, Enterprise

resource planning systems: comparing firm performance of adopters and nonadopters.

2. Bharadwaj AS, 2000, A resource-based perspective on information technology

capability and firm performance: an empirical investigation.

3. Hayes DC, Hunton JE, Reck JL, 2001, Market reaction to ERP implementation

announcements.

4. Poston R, Grabski S, 2001, Financial impacts of enterprise resource planning

5. Weill P, 1992,The relationship between investment in information technology

and firm performance: a study of the value manufacturing sector.

6. Robertson TS, Gatignon H, 1986, Competitive effects on technology diffusion. 7. Grover V, Teng J, Segars AH, Fielder K, 1998, The influence of information.

technology diffusion and business process change on perceived productivity: the IS executive’s perspective.

8. Harris DH, 1994, Organizational linkages: understanding the productivity paradox.

9. Dos Santos B, Peffers K, Mauer DC, 1993, The impact of information

technology investment announcements on the market.

10.Davenport T, 2000, Putting the enterprise into the enterprise system.

Các websites tham khảo chính:

1. www.eac.vn : Trang web tư vấn hệ thống thông tin hàng đầu Việt Nam 2. www.erpsolution.com.vn: Diễn đàn cộng đồng ERP Việt Nam

3. www.vinacorp.vn: Cổng thông tin doanh nghiệp, thị trường tài chính, chứng

khoán Việt Nam và quốc tế

4. www.gso.gov.vn: Trang web tổng cục thống kê

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thị phần của các các phẩm ERP trong thị trường doanh nghiệp

lớn và thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Nguồn: Nghiên cứu toàn cảnh ứng dụng ERP năm 2008 – Panorama

Phụ lục 2: Đo lường chỉ số sức khoẻ tài chính doanh nghiệp Z score

Phương pháp chỉ số Z (Z score) được xây dựng bởi Giáo sự Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc trường đại học New York.

Phương pháp chỉ số Z đơn thuần dựa trên sự dụng các chỉ số tài chính trong báo cáo tài chính doanh nghiệp để đánh gia năng lực doanh nghiệp. Công thức gốc được áp dụng là :

Z = 0.012T1 + 0.014T2 + 0.033T3 + 0.006T4 + 0.999T5

T1 = Vốn luân chuyển / Tổng tài sản. T2 = Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản.

T3 = Thu nhập trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản.

T4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của tổng nợ. T5 = Doanh số / Tổng tài sản

Nhưng công thức này được đo lường tính toán cho các công ty tại Mỹ, không phù hợp sát với thực tế tại Việt Nam. Do đo chúng tôi quyết định dùng công thức khác theo công trình nghiên cứu của thầy Đinh Thế Hiển.

X1: Tỷ số vốn lưu động / Tổng tài sản

Sản phẩm Thị trường DN vừa và nhỏ Thị trường DN lớn

SAP 30% 43%

Oracle 24% 33%

Microsoft 22% 6%

X2: Tỷ số Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản.

X3: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trước lãi vay và thuế / Tổng tài sản.

X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của tổng nợ X5: Tỷ số Doanh số / Tổng tài sản.

Đối với doanh nghiệp cổ phần ngành sản xuất có phương trình:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

Bảng nhận định:

Nếu Z>2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, tài chính lành mạnh Nếu 1.8<Z<2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, tài chính có nguy cơ Nếu Z<1.8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất :

Z’ = 0.71X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5

Nếu Z’>2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, tài chính lành mạnh Nếu 1.23<Z’<2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, tài chính có nguy cơ Nếu Z’<1.23 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản.

Đối với doanh nghiệp mọi ngành:

Z” = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

Z”>2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, tài chính lành mạnh 1.2<Z”<2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, tài chính có nguy cơ Z”<1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản.

Điều chỉnh phương trình Z” phù hợp với thực tiễn việt nam:

Lý do: Nền kinh tế Mỹ ổn định hơn Việt Nam, GDP thường gấp 2-3 lần, Tỷ suất lợi

10% - 15% trong khi Việt Nam vào khoảng 15%-30%), giá cổ phiếu của các công ty cũng ổn định hơn Việt Nam và khả năng thanh khoản cao hơn.

Nếu sử dụng phương trình Z” điều chỉnh theo các công ty của Mỹ thì kết quả sẽ cao hơn nhiều so với bảng tiêu chuẩn tín nhiệm. Nguyên nhân các tỷ số X1 – X4 của các công ty VN thường cao hơn các công ty của Mỹ do đặc điểm nền kinh tế đang tăng trường cao, và tính rủi ro cũng cao hơn so với các công ty của Mỹ như đã nhận định ở trên. Do vậy, khi áp dụng phương pháp chỉ số Z” xếp hạng tín nhiệm cho các công ty VN, chúng ta cần điều chỉnh các tham số cho phù hợp để bù trừ rủi ro.

Chỉ số Z” điều chỉnh VN :

Z” = 2.11 + 4.59X1 + 2.28X2 + 4.03X3 + 0.84X4

Nguồn: Trang 262 - 274 Quản trị tài chính - đầu tư Lý thuyết & ứng dụng, Đinh Thế Hiển 2008.

Một phần của tài liệu Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)