0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ảnh landSat 1995.(Bảng III.5)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIỄN THÁM GIÁM SÁT BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA Ở HUYỆN CẦN ĐƯỚC LONG AN 2000-2006 (Trang 38 -38 )

Đối tượng Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3

Đất trồng lúa 1 33 –40 39-48 218-243 Đất trồng lúa 2 26 – 40 59-68 188-214 Sông 1 127-147 70 – 101 0-4 Sông 2 187-216 161 – 181 83- 104 Đất nuôi trồng thủy sản 127-147 74 – 127 79-100 Đất Rừng 40 – 60 49-78 143-162 Đất Xây dựng 181 -2 30 177-255 104-121 Đất trồng lâu năm 33 – 40 138-176 138-176 Đất chưa sử dụng 87 - 107 177-206 188-209 Bảng III.5

Đối với ảnh Landsat, có số kênh ảnh nhiều nhất, thu nhận được nhiều đối tượng ở những dải phổ khác nhau. Nhưng dữ liệu ở đây chỉ có 3 kênh ảnh là (2_3_4) do đó thông tin đối tượng dựa vào phản xạ của đối tượng trên ảnh là tương đối ít. Trong đó, Đất xây dựng có phản xạ khá mạnh trong dải sóng thuộc các kênh 3 và 4(177-255; 188-209); Đất lúa phản xạ mạnh ở kênh 4 (218-243) và giảm dần đối với hai kênh còn lại. Đất trống khô có phản xạ mạnh ở hầu hết các kênh mạnh nhất trên kênh 4(188-209). Đất trống ướt do ảnh hưởng nhiều của nước nên cũng chỉ phản xạ mạnh ở kênh 2(5-74), Ao tôm mặc dù là mặt nước nhưng do trong nước có nhiều chất lơ lửng, tảo do vật phản xạ mạnh trên kênh 2(127-147); Đất Rừng phản xạ mạnh trên kênh 4(130-210).

b. Ảnh LandSat 2004.

Ảnh LandSat 2004 có đầy đủ các kênh phổ, thông tin đối thượng thu nhận được nhiều từ các kênh phổ. Nhưng theo nguyên tắc so sánh hai ảnh sau phân loại thì hai ảnh phải được phân loại ở cùng bước sóng như nhau. Vì vậy ở đây ta cũng

chỉ quan tâm đến phản xạ của các đối tượng trên các kênh ảnh(2_3_4) còn phản xạ trên các kênh còn lại chỉ dùng làm thông tin tham khảo cho việc giải đoán ảnh.(Xem bảng III.6)

Đối tượng Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4 Kênh 5 Kênh 7 Đất trồng lúa 1 89-94 86-90 102-112 81-96 80-102 128-143 Đất trồng lúa 2 69-80 72-76 64-70 85-110 45-60 80-102 Sông 1 74-86 63-66 54-61 11-14 8-12 10-13 Sông 2 67-70 49-54 39-43 37-43 17-22 28-32 Đất nuôi trồng thủy sản 76-84 59-63 57-64 16-23 15-20 17-29 Đất Rừng 64-69 51-55 43-47 72-77 21-38 43-50 Đất Xây dựng 92-102 91-100 90-113 53-60 96-133 90-125 Đất trồng lâu năm 69 73 54-60 45-59 58-64 38-50 63-69 Đất chưa sủ dụng 72-77 52-56 51-59 27-35 50-68 60-85 Bảng III.6

Do đặc điểm về tính thời vụ của cây lúa nên hai ảnh chụp ở khoảng thời gian cach nhau không xa trong hai năm khác nhau. Đã có sự thay đổi hoàn toàn về mặt phản xạ của một số đối tượng (Đặc biệt là đối tượng lúa) cùng một diện tích trồng lúa nhưng phản xạ trái ngược nhau trên hai ảnh. Phản xạ của các đối tượng trên ảnh LandSat 2004 như sau: Đất trồng lúa phản xạ mạnh nhất trên kênh 7 và kênh 3 (128-

143; 102-112 ) sở dĩ đất lúa lại phản xạ mạnh ở những bước sóng này vì lúa đã thu

hoạch xong trên bề mặt chỉ còn có đất trống. Đối tượng lúa hai phản xạ mạnh trên kênh 4 (85-110) do cỏ và lúa lên lại. Các đối tượng khác phản xạ tương tự như ảnh 1995.

2.6. Biến đổi kênh ảnh.

Biến đổi kênh ảnh là tạo ra ảnh mới từ việc xử lý các ảnh đa phổ hoặc đa thời gian bằng các thuật toán được áp dụng trên ảnh gốc. Biến đổi kênh ảnh nhằm mục đích nhấn mạnh các đối tượng cần quan tâm trên ảnh hoặc để tách triết thông tin đối tượng nhanh chóng và chính xác. Trong biến đổi kênh ảnh thường sử dụng hai phép biến đổi chính là biến đổi logic và biến đổi số học, trong đó các phép biến đổi số học như (cộng , trừ, nhân, chia và sự phối hợp giữ chúng ) được sử dụng khá phổ biến trong kỹ thuật Viễn thám và đáp ứng cho nhiều mục đích khác nhau.

2.6.1. Biến đổi tạo ảnh tỷ số.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIỄN THÁM GIÁM SÁT BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA Ở HUYỆN CẦN ĐƯỚC LONG AN 2000-2006 (Trang 38 -38 )

×