2. XỬ LÝ ẢNH VIỄN THÁM 1 Qui trình thực hiện.
2.2.2. Ảnh vệ tinh.
Đề tài sử dụng hai ảnh LandSat TM, ảnh thứ nhất được thu chụp vào ngày 17 tháng 11 năm 1995. Dữ liệu ảnh Landsat 1995 có ba kênh ảnh sau:(Bảng III.5)
Kênh ảnh Dữ liệu Kênh ảnh Landsat tương ứng Bước sóng Độ phân giải không gian Kênh 1 Kênh 2 0.52 – 0.60µm 30 m Kênh 2 Kênh 3 0.63 – 0.69 µm 30 m Kênh 3 Kênh 4 0.75 – 0.90 µm 30 m Bảng III.1
Dữ liệu ảnh LandSat khu cực Cần Đước 1995 chỉ có 3 kênh ảnh là kênh (4_3_2 ), Phản xạ của các đối tượng thực phủ ở kênh 3 và kênh 2 tương đồng lớn. Bên cạnh đó ảnh còn bị hiện tượng nhiễu do lớp mây mờ che phủ từ đó làm giảm đi khả năng phản xạ của đối tượng. Vì thế khi tổ hợp ba kênh ảnh (4-3-2) khả năng phản xạ của đối tượng là không lớn, cộng với hiện tượng ảnh bị nhiễu do mây cho nên kết quả phân tích giải đoán ảnh sẽ không cao .
Ảnh LandSat thứ hai được thu chụp vào tháng 12 năm 2004, Dữ liệu ảnh Landsat 2004 có các kênh ảnh.( Bảng III.6)
Kênh ảnh Dữ liệu Kênh ảnh LandSat tương ứng Bước sóng Độ phân giải không gian
Kênh 1 Kênh 5 0.76 – 0.90 Micromet 30 m
Kênh 2 Kênh 7 2.08 – 2.35 Micromet. 30 m
Kênh 3 Kênh 4 0.76 – 0.90 Micromet 30 m
Kênh 4 Kênh 3 0.63 – 0.69 Micromet. 30 m
Kênh 5 Kênh 2 0.52 – 0.60 Micromet 30 m
Kênh 6 Kênh 1 0.45 – 0.52 Micromet 30 m
Bảng III.2
Dữ liệu ảnh LandSat khu vực nghiên cứu Cần Đước 2004, Đây là ảnh có chất lượng tốt với 6 kênh ảnh là kênh ( 1-2-3-4-5-7 ) khi tổ hợp các kênh ảnh thích hợp các đối tượng cho rất cao, rất thận lợi cho phân tích giải đoán ảnh. Nhưng ở đây mục đích của đề tài này theo dõi sự biến động diện tích trồng lúa thời kỳ 1995- 2004. Thông qua việc phân tích giải đoán trên hai ảnh Landsat Cần Đước 1995 và Landsat Cần Đước 2004. Nguyên tắc của phân tích dữ liệu ảnh để theo dõi biến động thì hai ảnh phải được phân tích ở bước sóng như nhau. Nên ảnh Landsat Cần Đước 2004 cũng sử dụng ba kênh ảnh (4-3-2) như ảnh Cần Đước 1995 để giải đoán.
Khi kết hợp 3 kênh ảnh trên để giải đoán các đối tượng cho phản xa không cao, mặt khác ảnh còn có hiện tượng vệt dòng ảnh. Đây là hiện tượng ảnh để lộ ra nhiều dòng nhiễu do sự đáp ứng không đồng bộ giữa các bộ tách sóng trong cùng mảng tuyến tính. Những vệt dòng ảnh đã làm thay đổi bản chất phản xạ của các đối tượng được thu trong bộ tách sóng đó. Do đó, đối với ảnh này sẽ khó khăn hơn trong
việc nhận diện đối tượng một cách chi tiết và đạt được độ chính xác cao trong giải đoán.(Viễn thám, Lê Văn Trung, 2005)
Mặt khác để phân tích biến động ở một khu vực thì ảnh dùng để phân tích giải đoán phải được chụp trên một khu vưc và cùng thời điểm khác năm. Ở đây do dữ liệu được chụp ở hai thời điểm khác nhau Landsat Cần Đước 1995 được chụp ngày 17 tháng 11 năm 1995 còn ảnh Landsat Cần Đước 2004 được chụp vào tháng giũa tháng 12 năm 2004. Hai ảnh được chụp cách nhau khoảng thời gian không nhiều nhưng do tập quán canh tác nông nghiệp ở đây đã làm cho tính chất một số đối tượng. Điển hình ở đây là đất trồng lúa trên ảnh Landsat Cần Đước 1995 được chụp trong thời điểm lúa đang dược thu hoạch còn Landsat Cần Đước 2004 được chụp sau khi lúa đã thu hoạch xong chỉ còn đất trống. Vì vậy phản xạ của đối tượng trên hai ảnh là khác nhau cho nên kết quả cho thấy sự biến đổi diện tích trồng lúa trong khu vực nghiên cứu có độ chính xác không cao.