Các vấn đề liên quan đến bản quyền phần mềm Các dạng cấp phép phần mềm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH TRUY NHẬP CÔNG CỘNG (Trang 63)

- Communication Server: Quản lý các kết nối từ xa.

CHƯƠNG 5: PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 5.1 Bản quyền phần mềm

5.1.3 Các vấn đề liên quan đến bản quyền phần mềm Các dạng cấp phép phần mềm

Các dạng cấp phép phần mềm

Full License: Full License (giấy phép đầy đủ) còn được gọi là phiên bản đóng gói đầy đủ. Các phiên bản đầy đủ của phần mềm, chẳng hạn như Windows (full version of Windows), không giới hạn người dùng có thể cài đặt và sử dụng như thế nào, miễn là mỗi máy có License hợp pháp của nó. Người dùng có thể thực hiện tùy chỉnh và nâng cấp cài đặt, được phép nâng cấp hoặc chuyển giao cho hệ thống hoàn toàn mới v.v. nhưng phải đảm bảo là chỉ có một bản sao được cài đặt một lúc (mỗi key chỉ hợp pháp với một bản duy nhất). Full License luôn luôn là bản đắt nhất, và thường được mua cho máy tính mà không được bán đi kiểu đi kèm với các máy tính trọn bộ.

Upgrade License: Upgrade License (giấy phép nâng cấp) có giá rẻ hơn so với Full License. Upgrade License là mục tiêu của những người dùng đã có một License chính hãng của các phiên bản trước của phần mềm, và muốn nâng cấp để có được phiên bản mới hơn, chẳng hạn nâng cấp từ Windows Vista lên Windows 7.

OEM

- OEM (Original Equipment Manufacturer) là nhà sản xuất thiết bị gốc. Đây là các công ty thực sự chế tạo ra một thiết bị phần cứng nào đó, như IBM, HP …

- Với hình thức cấp phép bản quyền OEM, người dùng có thể được cấp phép sử dụng các sản phẩm phần mềm thông qua các nhà sản xuất máy tính. Các sản phẩm đó, chẳng hạn hệ điều hành Windows, sẽ được cài đặt sẵn trên các máy tính mới và được bàn giao tới người sử dụng kèm theo các điều khoản sử dụng.

- Thông thường, các nhà sản xuất máy tính sẽ có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng các sản phẩm cài sẵn trên máy (OEM) theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận sử dụng. Nhà cung cấp phần mềm không hỗ trợ trực tiếp người sử dụng các phần mềm OEM.

- Sản phẩm OEM không bán trực tiếp từ nhà phân phối ủy quyền của chủ sở hữu phần mềm tới khách hàng mà thông qua các nhà lắp ráp máy tính (System Builders).

Hình 5.1: Máy tính sử dụng giấy phép OEM OPL

OPL (Open License) là một giấy phép mở quy định bản quyền phần mềm có thể dùng cho bao nhiêu thiết bị máy tính. OPL còn gọi là shính sách cấp phép theo số lượng lớn cho các doanh nghiệp (Volume Licensing).

Ví dụ 5.2: Một số chính sách OPL của Microsoft

Open License 6.0: Được thiết kế dành cho các khách hàng doanh nghiệp hoặc các tổ chức mua nhiều hơn 05 license.

Academic Volume Licensing: Dành cho các đơn vị thuộc ngành Giáo dục Đào tạo.

Select License 6.0: Được thiết kế cho các tổ chức có số máy tính từ hơn 250 trở lên và có khả năng dự toán chi tiêu cho mua sắm phần mềm trong vòng 3 năm.

Enterprise Agreement 6.0: Đây là chương trình phù hợp nhất cho các tổ chức có trên 250 máy tính và đang tìm kiếm khả năng chuẩn hóa doanh nghiệp về một trong các Sản phẩm Doanh nghiệp nền tảng của Microsoft (Office Professional, Windows Professional upgrade và Core Client Access License) với chính sách giảm giá dựa trên các điều khoản thỏa thuận trong vòng 3 năm.

License cho máy chủ (Server License): Gồm hai loại license:

- License cho hệ điều hành Windows trên máy chủ như Windows 2008 Server (tất cả các phiên bản), Windows 2003 Server (tất cả các phiên bản).

- License cho ứng dụng trên máy chủ (Application Server) như Microsoft Exchange Server (tất cả các phiên bản); Internet Acceleration Server (tất cả các phiên bản) ; MS SQL Server (tất cả các phiên bản).

Gồm license cho tất cả các ứng dụng nào được cài đặt trên máy trạm, như MS Office (tất cả các phiên bản); MS Visual Studio (tất cả các phiên bản); ... trong trường hợp các ứng dụng này được cài trên máy chủ, license cũng cần phải được áp dụng.

CAL

CAL (Client Access License) là chính sách cấp phép của Microsoft. Giấy phép này quy định quyền truy cập ứng dụng trên máy chủ bao gồm quyền truy cập máy chủ (Windows Client Access License) hoặc ứng dụng trên máy chủ (Appication Server). Có hai loại CAL:

- User CAL: quyền truy cập tính theo số lượng người dùng. - Device CAL: quyền truy cập tính theo số lượng thiết bị.

Số lượng CAL, cũng như loại CAL cần phải mua phụ thuộc nhu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Nếu trong đơn vị sử dụng có nhiều người dùng chung máy tính thì nên mua theo Device CAL. Ngược lại, nếu trong đơn vị sử dụng, mỗi người sở hữu một máy tính, thì nên mua theo User CAL.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH TRUY NHẬP CÔNG CỘNG (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w