Các nghiệp vụ thanh toán ghi sổ là của hàng hoá, dịch vụ thực tế nhân được: KTV thảo luận với người ghi sổ và quan sát các hoạt động, kiểm tra dấu

Một phần của tài liệu MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 28 - 31)

được: KTV thảo luận với người ghi sổ và quan sát các hoạt động, kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu). Xem xét sổ Nhật ký chi tiền, đối chiếu với phiếu chi và các chứng từ đính kèm (trắc nghiệm độ vững trãi).

- Các nghiệp vụ thanh toán được ghi sổ và phê duyệt đúng đắn: KTV kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn (trắc nghiệm đạt yêu cầu), kiểm tra chứng từ đính kèm (trắc nghiệm độ vững trãi).

- Các nghiệp thanh toán hiện có đều được ghi sổ: KTV theo dõi một chuỗi chứng từ thanh toán như : Uỷ nhiệm chi, phiếu chi, séc thanh toán (trắc nghiệm đạt yêu cầu), xem xét các khoản chi đã ghi sổ với các khoản chi trên bảng sao kê của Ngân hàng và Sổ kế toán tiền mặt (trắc nghiệm độ vững trãi).

- Các nghiệp vụ thanh toán đều được đánh giá đúng đắn : KTV kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ và kiểm tra bảng đối chiếu với Ngân hàng (trắc nghiệm đạt yêu cầu), so sánh các phiếu chi, chứng từ đã thanh toán với sổ Nhật ký mua hàng (trắc nghiệm độ vững trãi).

- Các nghiệp vụ thanh toán phải được phân loại đúng đắn: KTV kiểm tra việc vào sổ và kiểm tra sơ đồ tài khoản, kiểm tra của dấu hiệu kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu), so sánh sự phân loại có phù hợp với sơ đồ tài khoản không? Đối chiếu số liệu trên tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết với các hoá đơn mua hàng, Nhật ký mua hàng (trắc nghiệp độ vững trãi).

- Các nghiệp vụ thanh toán được ghi vào sổ đúng lúc: KTV kiểm tra việc ghi sổ và quan sát việc vào sổ các nghiệp vụ thanh toán, kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu), so sánh ngày ghi trên phiếu chi với sổ Nhật ký chi tiền và so sánh với sổ sách kế toán có liên quan (trắc nghiệm độ vững trãi).

- Các nghiệp vụ thanh toán đã được chuyển sổ và tổng hợp đúng: KTV kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu), kiểm tra tính chính xác về mặt số học bằng cách cộng số tiền trên Nhật ký mua hàng, theo dõi quá trình chuyển sổ vào sổ Cái (trắc nghiệm độ vững trãi).

2.2.2. Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình mua hàng và thanh toán 2.2.2.1. Thực hiện thủ tục phân tích

Để nhận định khả năng sai sót có thể xẩy ra đối với số dư tài khoản và tổng phát sinh, trắc nghiệm phân tích là căn cứ quan trọng để xác định nội dung các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trong trắc nghiệm phân tích KTV phải tiến hành các công việc sau:

- So sánh chi phí mua hàng kỳ này với kỳ trước để xem xét những biến động bất thường có thể có.

- Phân tích xu hướng tăng hay giảm, kiểm tra tính hợp lý của các yếu tố chi phí giữa các kỳ kế toán để phát hiện những biến động bất thường.

- Phân tích tỷ lệ chi phí mua hàng của từng tháng với nợ phải trả được ghi nhận trong từng tháng hoặc với các khoản thực tế đã thanh tóan.

2.2.2.2. Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản nợ phải trả trong chu trình mua hàng và thanh toán

Chu trình mua hàng và thanh toán có liên quan đến rất nhiều các khoản mục quan trọng trên BCTC của doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều khoản mục trong số đó có liên quan đến các chu trình kiểm toán khác như kiểm toán vốn bằng tiền, kiểm toán hàng tồn kho...

Nợ phải trả người bán là những món nợ chưa thanh toán về hàng hoá và dịch vụ nhận được trong tiến trình kinh doanh bình thường. Nợ phải trả người bán bao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước, sửa chữa và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm.

Các rủi ro cơ bản liên quan đến Nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC:

- Nợ phải trả nói chung và nợ phải trả người bán nói riêng là khoản mục trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp vì chúng thường được coi là nguồn tài trợ cho sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nợ phải trả được quản lý một cách đúng đắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị trong việc huy động và sử dụng vốn. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả không được quản lý chặt chẽ sẽ góp phần làm doanh nghiệp mất cân đối về tài chính và mất khả năng thanh toán.

- Phản ánh nợ phải trả người bán không đầy đủ do cố tình ghi giảm nợ phải trả người bán hoặc nhận hàng hoá và dịch vụ mà không phản ánh nợ phải trả

người bán. Sai phạm này xảy ra do không tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản và thường dẫn tới các sai lệch trên BCTC ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (do chi phí phản ánh không đúng kỳ) và làm tăng một cách giả tạo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Phản ánh nợ phải trả người bán không có thật (phản ánh khống) cũng làm thay đổi các tỷ suất tài chính cơ bản và là dấu hiệu về một hành vi gian lận, rút tiền công quỹ đang thực hiện.

- Không phân loại và trình bày đúng nợ phải trả hay nợ phải thu khi lập BCTC (ví dụ phải trả người bán có số dư nợ cuối kỳ): sai sót này không gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của kỳ kế toán nhưng làm người sử dụng BCTC hiểu sai khả năng thanh toán thực tế của đơn vị được kiểm toán.

Vì vậy nội dung kiểm tra chi tiết các số dư và nghiệp vụ của chu trình này đi vào tìm hiểu việc kiểm tra chi tiết đối với Nợ phải trả người bán được trình bày trong bảng sau:

Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả người bán (Trích giáo trình Kiểm toán Tài chính)

MỤC TIÊU KIỂM TOÁN KIỂM TRA CHI TIẾT SỐ DƯ

NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN

Một phần của tài liệu MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w