Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim (Trang 25)

Được thành lập ngày 17/09/1969 Công ty Matexim đã có gần 40 năm hoạt động và không ngừng củng cố và phát triển, đến nay đã có 10 thành viên đơn vị trực thuộc Công ty, có trụ sở ở Thành phố Hà Nội và các Thành phố lớn khác của khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam và Tây Nguyên.

Trong những năm gần đây, công ty đã sự biến đổi không ngừng về hoạt động kinh doanh. Với các sản phẩm chủ yếu vật tư, máy móc thiết bị và dây chuyền thiết bị toàn bộ, các loại thép hợp kim cao cấp…Công ty chuyên kinh doanh theo hình thức xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, phục vụ đông đảo lượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp. Cùng các chiến lược và chính sách mà công ty đưa ra hàng năm thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng nằm trong tầm kiểm soát của công ty.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: triệu đồng (trđ) STT CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 Mức2013/2012% Mức2014/2013% 1 Giá trị tổng sản lượng 186.000 228.000 246.000 42.000 23 18.000 8 2 Doanh thu 141.900 209.100 224.400 67.200 47 15.300 7 3 Lợi nhuận 2.601 2.901 3.204 300 11,53 303 10,44 4 Tổng chi phí 126.000 180.00 210.000 54.000 42,86 30.000 16,67 5 Tổng vốn 145.117 163.242 168.654 18.125 12,48 5.412 3,32

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2012 – 2014 Giá trị tổng sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền phản ánh toàn bộ kết quả trực tiếp hữu ích của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 1

thời kỳ nhất định.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kết quả trực tiếp hữu ích của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013 giá trị tổng sản lượng của công ty tăng lên rất cao tăng 23% so với năm 2012 đến năm 2014 tại chi nhánh Matexim Bắc Cạn gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ bão số 2 đã làm trôi một số lượng quặng đã chế biến. Việc khai thác, sản xuất phải ngưng trệ một thời gian để khắc phục hậu quả sau thiên tai vì vậy mà giá trị tổng sản lượng tuy có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn so với năm 2013 và chỉ tăng 8%

Đặc biệt là doanh thu năm 2013 còn tăng lên rất cao tăng 47% so với năm 2012 nhưng sang đến năm 2014 thì mức độ tăng trưởng cũng giảm chỉ còn 7%. Điều này cũng nói lên rằng công ty đã dần đi vào ổn định và được củng cố hơn, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường cao hơn đó là do công ty xác định đúng nhiệm vụ kinh doanh năng động trong việc tìm kiếm và giữ vững thị trường làm cho giá trị tổng sản lượng và doanh thu của công ty thường xuyên tăng cao.

Qua bảng trên cho thấy lợi nhuận thu được của công ty năm sau cao hơn năm trước và mức tăng trưởng được giữ đều qua các năm. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng tích cực của công ty trong việc tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thêm thị trường mới để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh đạt được kết quả kinh doanh ngày càng cao.

Về tổng chi phí của công ty năm 2013 tăng 42,86% so với năm 2012 đến năm 2014 tiếp tục tăng 16,67%. Công ty phải cố gắng hơn để làm cho chi phí giảm, giá thành hạ dần để tăng thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó tổng vốn cũng tăng liên tục trong 3 năm, năm 2013 tăng 12,48% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 3,32% so với năm 2013. Dựa vào bảng trên ta cũng thấy vốn chủ sở hữu cũng tăng dần đều trong 3 năm. Chứng tỏ công ty sử dụng ngày càng có hiệu quả vốn chủ sở hữu của mình, công ty cần cố gắng để phát huy kết quả này.

Nói tóm lại tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn tăng trong 3 năm. Nếu trong những năm tiếp theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục đà tăng này sẽ làm cho công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

2.1.2.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố vốn:

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của công ty thông qua nguồn vốn mà công ty có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Quyết định quy mô của mỗi công ty và tác động tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Năm 2014 vừa qua Công ty tham gia góp vốn với các công ty: Bảo hiểm Pjico, Matexim Thăng Long, VJE, Matexim Hải Phòng, Tổng công ty thép. Trong đó các đơn vị làm ăn có hiệu quả và chia cổ tức là Công ty Bảo hiểm Pjico, Công ty VJE, Công ty Matexim Thăng Long. Nguồn vốn của công ty không chỉ từ ngân hàng mà còn qua các kênh huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên và của các công ty bạn hàng, cổ đông. Từ đó cải thiện phần vốn của công ty, nguồn vốn quay vòng khá nhanh, đã làm hiệu quả kinh doanh nâng lên rõ rệt

Nhân tố lực lượng lao động:

Nhân tố con người tác động trực tiếp và chủ yếu tới kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.

Lực lượng lao động của công ty là lực lượng trẻ, có vốn hiểu biết, dồi dào và ham học hỏi đã giúp cho công ty có được nguồn lao động nhiệt huyết, giúp công ty tăng cao được doanh số nhờ vậy hiệu quả kinh doanh cũng được tăng lên. Nhưng lực lượng lao động này cũng có yếu điểm là chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm cũng như có trình độ cao hơn nữa để có thể giúp công ty kinh doanh thực sự hiệu quả hơn. Cơ cấu nguồn lao động của công ty cũng khá là hợp lý, công ty tận dụng được những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người, sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lao động cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhân tố trình độ quản lý của doanh nghiệp

Nhân tố này là nhân tố ra quyết định đối với mỗi chiến lược và bước đi của công ty. Nó có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty, xác định hướng đi đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của công ty trong môi trường luôn luôn biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Công ty Matexim có giám đốc là người lãnh đạo chủ chốt, sau đó là hệ thống ban quản trị. Có thể nói công ty có ban quản trị có kiến thức, kinh nghiệm và tài

năng đã dìu dắt công ty qua gần 40 năm với quy mô thị trường mở rộng hơn ban đầu rất nhiều. Nhờ đội ngũ ban quản trị này mà công ty đã tồn tại và phát triển khá ổn định. Hoạt động kinh doanh chưa thực sự có bứt phá nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Hiệu quả kinh doanh vẫn trong dự kiến.

2.1.2.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các đối thủ cạnh tranh

Mặt trái của mọi sự thuận lợi về kinh tế, pháp lý, môi trường công nghệ thông tin đã dẫn tới rất nhiều các công ty cũng cùng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của công ty, điển hình như Công Ty TNHH MTV Công Nghiệp Trung Đức, Công Ty TNHH MTV Thiết Bị Đại Nghĩa, Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Đỉnh Cao… Đây chính là những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty, tạo những bất lợi về hoạt động kinh doanh của công ty. Các công ty đều có các lợi thế kinh doanh riêng của mình như về giá, thị trường, chính sách chăm sóc khách hàng… Làm cho công ty khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh bị yếu kém

Các nhân tố về luật pháp, chính trị, kinh tế,

Các nhân tố về kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của công ty, các nhân tố về kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng thu nhập quốc dân, lạm phát… Nhân tố về kinh tế trước hết được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế về cơ cấu ngành, cơ cấu vùng. Trong giai đoạn 2011 – 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chỉ đạt mức 5,6%, mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, riêng năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,4%. Với tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và yếu kém như vậy đã tạo ra một môi trường kinh doanh kém thuận lợi cho công ty, ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Mức tăng thu nhập quốc dân trong năm 2013 của nước ta là 1960 USD. Mức thu nhập quốc dân này được coi là mức thu nhập cao so với những năm trước của nước ta và có đà đi lên, tại mức thu nhập này làm cho khả năng tiêu thụ thực tế của khách hàng ngày càng tăng sẽ giúp cho công ty có xu hướng mở rộng thị trường kinh doanh.

Trong những năm gần đây nước ta luôn ưu tiên kiềm chế lạm phát, nhờ vậy lạm phát đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 6% năm 2013, thấp

nhất trong 10 năm qua. Lạm phát được kiềm chế làm giá trị đồng tiền trong nước ổn định giúp công ty có thể yên tâm kinh doanh cũng như đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Đến năm 2014 kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công chưa hòa toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, những yếu tố không thuận lợi từ thị trường thế giới đó tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Trong nước các khó khăn bất cập chưa được giải quyết, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giả thể…điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm vừa qua

Thế mạnh của công ty là cung cấp vật tư, hàng hóa cho ngành cơ khí, luyện kim nhưng đây là một trong những ngành chịu tác động sâu sắc nhất của suy thoái kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế chính trị ổn định nhất nhì trên thế giới. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển về lâu về dài cũng như thu hút được sự mạnh dạn đầu tư hợp tác làm ăn của cá nhà đầu tư nước ngoài.

Về mặt pháp luật dù còn hơi “rối rắm” nhưng ngày nay với xu hướng hội nhập về kinh tế thì nhà nước ta ngày càng nới lỏng sự quản lý, bỏ bớt một số thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đây là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của đất nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đổi lại chúng ta sẽ phải chấp nhận đối đầu cạnh tranh trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài. Muốn hội nhập tốt, vượt qua những thử thách đòi hỏi doanh nghiệp chúng ta phải có năng lực cạnh tranh tốt nhất, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nhân tố trong đó cốt lõi là năng lực cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

Thị trường

Thị trường giá cả các yếu tố đầu vào như than điện, vận tải tiếp tục gây áp lực lên chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm tăng giá vốn hàng bán, giảm hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty đã phải đương đầu với khó khăn, thách thức khi nhà máy Sắt Xốp Bắc Cạn đi vào hoạt động, sản phẩm sắt xốp đạt chất lượng tốt phục vụ cho ngành luyện kim trong nước và xuất khẩu, nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm sắt thép đang gặp nhiều khó khăn, sức mua yếu, giá cả giảm mạnh và sản phẩm sắt xốp hoàn toàn mới lạ đối với thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim (Trang 25)