Câu 2/3B:
Thấm sâu trong từng từ ngữ của đoạn trích là tấm lòng của một người có tình yêu nước thiết tha, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, xót xa thương cảm trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân, hết sức căm ghét bọn quan lại xấu xa, thối nát. Đoạn trích cũng cho thẩy tầm nhìn xa rộng, sắc sảo của PCT. Ông thấy được mối quan hệ mật thiết giữa truyền bá xã hội chủ nghĩa, gây dựng tinh thần đoàn thể với sự nghiệp giành tự do, độc lập. PCT nhận thấy dân trí nước ta quá thấp, ý thức đoàn thể của người dân rất kém nên ông kêu gọi gây dựng đoàn thể tức tạo ý thức trách nhiệm với xã hội, quốc gia dân tộc Nhưng muốn có đoàn thể thì phải có tư tưởng mới, tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vì thế phải “truyền bá xã hội chủ nghĩa trong Việt Nam này”.
Câu 3/88:
Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của PCT đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự. Nó nhắc nhở về tầm quan trọng của việc gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, nhằm tạo nên ý
Câu 3/88: Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của PCT đến nay còn có ý nghĩa thời sự không?
thức trách nhiệm với cộng đồng, với tương lai đất nước của mọi con người sống trong xã hội. Nó cũng cảnh báo nguy cơ tiêu vong của quan hệ xã hội tốt đẹp nếu vẫn còn những kẻ ích kỉ, “ham quyền tước, ham bả vinh hoa” tìm cách vơ vét cho đầy túi âm thầm không muốn bị ai lên án.
Củng cố:
Đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, lúc mềm mỏng, lúc kiên quyết đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC-MÁCA - MỤC TIÊU BÀI HỌC: A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Nhận thức được những đóng góp quan trọng của C.mác với lịch sử nhân loại Hiểu được nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen
Tỏ lòng biết ơn và biết quý trọng những cống hiến của các nhà tư tưởng vĩ đại để lại.
B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK, SGV
Sách thiết kế bài soạn ngữ văn
C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo phương pháp: đọc sáng tạo, nghiên cứu kết hợp phương pháp gọi tên, đặt câu hỏi.
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Em hãy nêu khái quát tư tưởng của tác giả Phan Châu Trinh trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta?
Câu hỏi 2: hãy cho biết vì sao đoạn trích Về luân lý xã hội ở nước ta lại có ý nghĩa thời sự trong thời đại ngày nay?
Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử CM thế giới đã xuất hiện hai nhà tư tưởng vị đại đó là
C.Mác và Ăng-ghen. Cống hiến của các bậc vĩ nhân ấy đối với lịch sử nhân loại là vô cùng to lớn và quan trọng. Trong tiết học này, chúng ta sẽ biết được ba cống hiến vĩ đại của C.Mác do Ăng-ghen viết để đọc trước mộ C.Mác. Bài điếu văn thể hiện sự tiết thương vô hạn trước tổn thất không thể bù đắp được của CM thế giới.
Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV gọi 1 HS đọc to rõ phần tiểu dẫn trong SGK/92
GV gọi 1 HS tóm tắt tiểu dẫn GV chốt lại
- Giới thiệu tác giả và C.Mác
- Hoàn cảnh ra đời bài điếu văn - GV tạo không khí trang nghiêm
I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả: 1/ Tác giả:
* Ăng-ghen (1820-1895)
- Sinh tại Bác-men (Đức). Là nhà triết học, lí luận chính trị xuất sắc
- Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc tế cộng sản, người bạn chiến đấu thân thiết của Các-mác.
-Ăng-ghen đã cùng Các-mác soạn thảo: “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”(1848)
* Các-mác (1818-1883)
- Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, người Đức
- Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
- Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mácxít, chủ nghĩa xã hội khoa học. - Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh
cho lớp học
- GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS đọc lại bằng giọng rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ, trầm hùng, mang tính chất hùng biện, thể hiện sự tự hào.
- Em hãy cho biết bài điếu văn này được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
GV hướng dẫn HS trả lời
+ Bài điếu gồm 7 đoạn và 1 câu kết + Chia làm 3 phần
GV giảng mở rộng
- Dựa vào văn bảng em hãy nêu những đóng góp to lớn của C.Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”
- GV nhận xét phần trả lời của HS và chốt lại
- Những cống hiến của C.Mác có lợi cho ai?
- Những cống hiến của C.Mác là tài sản chung của nhân loại, những cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.
- Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so snáh tăng tiến để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của C.Mác. Biện pháp ấy được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn?
- GV gợi ý HS trả lời
+ Giống như Đac-uyn, Mác có: Cống hiến 1
Cống hiến 2 Cống hiến 3
- Mác được so sánh với các bậc vĩ nhân nào trong cùng thời đại:
Đây không phải là so sánh vụn vặt, tầm thường mà là sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa của cùng thời đại, so sánh những phát minh và cống hiến quan trọng mà không phải ai cũng làm được và không phải đã có từ thời đại trước.
chống ách thống trị tư sản..
2/ Hoàn cảnh sáng tác:
Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các-mác qua đời 14/03/1883 lúc 3 giờ 15 phút
3/ Bốcuc:
Bài điếu văn được chia làm 3 phần
- Phần 1 (đoạn 1-2): Không gian, thời gian và tư thế ra đi một cách rất nhẹ nhàng, thanh thản của C.Mác trước khi bước vào cõi vĩnh hằng
- Phần 2 (đoạn 3-6): Những công lao và cống hiến của C.Mác cho lịch sử nhân loại
- Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn trước tổn thất không thể bù đắp được này của nhiều người dân trên thế giới