Công ty A là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động của khách hàng A là dệt may.
Sản phẩm của Công ty A 80% dùng cho xuất khẩu và 20% bán trong nước. Công ty A được thành lập từ năm 2001.
Công ty A hạch toán theo chế độ kế toán Việt Nam, sử dụng đơn vị tiền tệ là VNĐ. Kỳ kế toán kết thúc vào 31/12/2003.
Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất mới đi vào hoạt động. Tài sản cố định (TSCĐ) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản. TSCĐ của Công ty chỉ bao gồm TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình hay tài sản thuê ngoài. TSCĐ được hình thành chủ yếu qua mua sắm, một số ít qua đầu tư xây dựng cơ bản. TSCĐ của Công ty bao gồm nhà xưởng, vật kiến trúc có giá trị nhưng chủ yếu là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển. Nguyên giá TSCĐ năm nay tăng so với năm trước, không có nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ. Điều này là hợp lý vì doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.
Khi kiểm toán TSCĐ, KTV quan tâm đến nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ. Việc xem xét giá trị hao mòn TSCĐ, KTV có thể dùng phương pháp ước lượng hay tính toán lại. Về nguyên giá TSCĐ, sẽ bao gồm nguyên giá từ năm trước và nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. Nguyên giá TSCĐ năm trước KTV có thể dựa vào kết quả kiểm toán năm trước. Vì vậy rủi ro kiểm toán khoản mục TSCĐ tập trung vào số phát sinh tăng TSCĐ trong kỳ.
Tiến hành kiểm tra nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ, KTV xác định mục tiêu kiểm toán là nguyên giá TSCĐ được tính toán và ghi sổ đúng đắn (mục tiêu tính giá), việc tăng TSCĐ là có thật (tính hiện hữu), các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ đều được ghi chép đầy đủ (tính trọn vẹn), phân loại và trình bày, tính đúng kỳ.
KTV xác định tổng thể chọn mẫu là tổng phát sinh tăng TSCĐ, gồm có 215 nghiệp vụ, có tổng giá trị là 13.646.618.000 (VNĐ). Trên sổ đăng ký TSCĐ sẽ lọc ra một tổng thể chỉ gồm những TSCĐ tăng trong kỳ. Mục tiêu kiểm tra chi tiết nhằm xác định TSCĐ tăng trong kỳ có được tính toán, ghi sổ đúng đắn, có thật và các TSCĐ đó thuộc quyền sở hữu của đơn vị hay không?
Khi lập kế hoạch kiểm toán KTV đã xác định được giá trị trong yếu theo doanh thu và từ đó tính được giá trị trọng yếu là 588.000.000 (VNĐ), giá trị trọng yếu chi tiết là 470.400.000 (VNĐ), chỉ số độ tin cậy R = 2.
Kiểm toán viên xác định qui mô mẫu như sau: Tổng thể (Pop) = 13.646.618.000 (VNĐ)
Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) = 470.400.000 (VNĐ) Chỉ số độ tin cậy (R) = 2
Bước nhảy (J) = MP/R = 235.200.000 (VNĐ)
Qui mô mẫu (N) = Pop/ J = 58,02. Vậy số mẫu chọn để kiểm tra chi tiết là 59 mẫu.
Để giảm bớt số mẫu cần chọn, KTV đã kết hợp phương pháp chọn mẫu CMA với phương pháp chọn mẫu TS. Kiểm toán viên xác định có 12 TSCĐ tăng trong kỳ có giá trị lớn hơn J (phần tử Top Stratum), với tổng giá trị là 5.034.910.000 (VNĐ). Do vậy KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ 12 TSCĐ trên và tiến hành chọn mẫu theo phương pháp CMA đối với các nghiệp vụ còn lại. Tổng thể mới là Pop’.
Tổng thể mới (Pop’) = Pop - Tổng giá trị các phần tử lớn hơn J
= 13.646.618.000 - 5.034.910.000 = 8.611.708.000 (VNĐ) Cỡ mẫu cần chọn = Pop’/J = 36,61. Vậy số mẫu cần chọn là 37.
Để chọn điểm xuất phát ngẫu nhiên, KTV chỉ việc chọn lấy một số bất kỳ trong khoảng từ 0 đến giá trị của J là 235.200.000 (VNĐ) và số được lựa chọn là 200.000.000 (VNĐ).
Bảng 6: Chọn mẫu bằng phương pháp CMA
Số ký hiệu TSCĐ
Giá trị Giá trị lũy kế Điểm chọn Phần tử chọn
M3054 128.262.000 128.262.000 M3055 43.276.800 171.538.800 M3056 64.037.100 235.575.900 200.000.000 Chọn M3057 61.904.600 297.480.500 CD1020 50.928.000 348.408.500 CD1021 171.852.500 520.261.000 435.200.000 Chọn CD1022 175.326.700 695.587.700 670.400.000 Chọn ... ... ... ... ... MN1001 75.449.900 1.326.500.000 V0113 175.980.400 1.502.480.400 1.376.000.000 Chọn C2514 98.765.400 1.601.245.800 ... ... ... ... ...
Sau khi lựa chọn các phần tử sẽ có được mẫu chọn gồm 37 TSCĐ. Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra mẫu.
Kiểm toán viên căn cứ vào ký hiệu của các TSCĐ được chọn, lấy các thông tin về tài sản như: ngày tháng ghi nhận, nguyên giá... Từ đó đối chiếu với các chứng từ gốc như: hợp đồng, hóa đơn, chứng từ vận chuyển, biên bản giao nhận TSCĐ... về mặt giá trị, thủ tục, kiểm tra các điều khoản của hợp đồng, hóa đơn... và xem xét TSCĐ đó đã đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là TSCĐ chưa. Ngoài ra, KTV chọn bất kỳ một vài TSCĐ trong mẫu để kiểm tra vật chất đối với TSCĐ đó.
Kết quả chọn mẫu cho thấy:
Một TSCĐ dùng cho phân xưởng dệt, ký hiệu C2613 có giá trị ghi sổ là 40.768.000 (VNĐ) nhưng trên hóa đơn chỉ ghi nhận là 39.200.000 (VNĐ) ngoài ra không có bằng chứng về chi phí nào phát sinh cho tài sản này.
Tài sản cố định là máy cuốn sợi có ký hiệu CD1256 có giá trị ghi sổ là 251.569.920 (VNĐ), trên thực tế đã không tính chi phí lắp đặt chạy thử là 3.198.720 (VNĐ), khoản chi phí này được đưa luôn vào chi phí trong kỳ.
Ngoài ra, KTV kiểm tra các TSCĐ tăng có giá trị lớn hơn J, không phát hiện có sai sót gì (S = 0) và khách hàng không điều chỉnh gì đối với TSCĐ (CA = 0).
Tiếp đó, KTV đánh giá sai sót phát hiện được thông qua việc tính toán giá trị sai sót ước lượng lớn nhất (EMM) và giá trị sai sót dự tính (PPM). Sai sót thứ nhất hướng sai sót là khai tăng giá trị TSCĐ, sai sót thứ hai hướng sai sót là khai giảm so với thực tế.
Trước hết, KTV phải tính ể (OPi xAi) và ể UPi
Bảng7: Bảng đánh giá mức khai tăng so với thực tế
Ký hiệu TSCĐ Giá trị ghi sổ Giá trị kiểm toán Giá trị chênh lệch tăng Tỷ lệ chênh lệch (OPi) Nhân tố điều chỉnh (Ai) OPi x Ai (1) (2) (3) (4) = (2) – (3) (5) = (4):(3) (6) (7) = (5) x (6) C2613 40.768.000 39.200.000 1.568.000 0,04 1,51 0,0604 Tổng 1.568.000 0,0604
Bảng 8: Bảng đánh giá mức khai giảm so với thực tế
Ký hiệu TSCĐ Giá trị ghi sổ Giá trị kiểm
toán Giá trị chênh lệch giảm Tỷ lệ chênh lệch (UPi) (1) (2) (3) (4) (5) = (4) : (2) CD1256 251.569.920 254.768.640 3.198.720 0,0127 Tổng 3.198.720 0,0127
Kiểm toán viên xác định được EMM và PPM.
EMM = MP + J x (∑ (OPi x Ai) - ∑ UPi) + S – CA (1)
PPM = J x (∑OPi - ∑UPi) + S – CA (2)
Thay số ta có: EMM = 481.619.040 (VNĐ) PPM = 6.420.960 (VNĐ)
Như vậy, qua kết quả tính toán EMM nhỏ hơn giá trị trọng yếu (PM = 588.000.000), KTV không cần thiết phải mở rộng qui mô mẫu.
Nghiệp vụ tăng TSCĐ không diễn ra thường xuyên nên tính đúng kỳ của việc ghi nhận TSCĐ thường không có nhiều rủi ro, vì thế việc lựa chọn theo khối các nghiệp vụ xảy ra trước và sau ngày kết thúc niên độ kế toán một số ngày thường không được thực hiện. Kiểm toán viên có thể sử dụng kết quả kiểm tra chi tiết từ các phần hành khác để đối chiếu, ví dụ như của việc kiểm tra tính đúng kỳ của các khoản chi bằng tiền một số ngày trước và sau ngày khóa sổ v.v...
Qua ví dụ trên đã thể hiện phần nào cách thức chọn mẫu được thực hiện tại VACO. Việc chọn mẫu chỉ được thực hiện trong kiểm tra chi tiết. Về cơ bản quy trình chọn mẫu cũng giống như phần lý luận đã trình bày. Các kỹ thuật chọn mẫu CMA hay TS là những kỹ thuật chọn mẫu tiên tiến nhưng trong thực tế phương pháp chọn mẫu tùy thuộc vào phán đoán nghề nghiệp của Kiểm toán viên.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN
3.1.NHẬN XÉT VỀ KỶ THUẬT CHỌN MẪU VÀ VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU