Hệ sinh dục

Một phần của tài liệu Chương 14: LỚP CHIM (AVES) (Trang 29 - 30)

- Con đực có một đôi tinh hoàn hình bầu dục, vị trí thay đổi: có thể nằm trong xoang bụng như bò sát (đơn huyệt, tê giác, voi, cá voi) hoặc chỉ lọt xuống hạ nang trong mùa sinh dục (dơi, gậm nhấm...) còn đa số thú có tinh hoàn suốt đời nằm trong hạ nang. Tinh hoàn gắn với mào tinh hoàn (tinh hoàn phụ) và ống dẫn tinh đổ tinh trùng vào gốc niệu đạo, nằm trong cơ quan giao cấu (dương vật). Tuyến sinh dục phụ

gồm một đôi nang tuyến tiết ra dịch nhờn và pha trộn với tinh trùng thành tinh dịch và tạo thành chất sáp nút âm đạo sau khi giao phối.

Hình 73. Cơ quan niệu sinh dục ở thỏ

A- Thỏđực; B- Thỏ cái

1. Chủđộng mạch; 2. Tuyến trên thận; 3. Thận trái; 4. ống dẫn niệu; 5. Ruột thẳng; 6. Dây chằng;

7. Tinh hoàn; 8. Ngọc hành; 9. Tinh hoàn phụ; 10. Bóng đái; 11. Tuyến Cowper; 12. Ống dẫn tinh;

13. Tinh nang; 14. Thành bụng; 15. ống bẹn; 16. Động mạch thận; 17. Thận phải;

18. Tĩnh mạch chủ dưới; 19. Buồng trứng trái; 20. Phễu; 21. Vòi; 22. âm hộ; 23. Hậu môn;

Tuyến tiền liệt lớn và một đôi tuyến hành (tuyến Cowper), hai tuyến này đổ dịch vào ống niệu sinh dục có tác dụng pha loãng tinh dịch, bảo vệ tinh trùng, điều hòa các chất độc ở đường sinh dục con cái.

- Con cái có hai buồng trứng, tiếp đến phễu và ống dẫn trứng; đoạn cuối ống dẫn đứng giáp với tử cung; tử cung chia làm 3 phần: sừng tử cung với hình dạng thay đổi tùy theo loài, thân tử cung xẻ đôi ở thú có túi nhưng hợp nhất làm một ở thú có nhau thai chính thức và cổ tử cung với cấu tạo thay đổi tuỳ theo loài; sau đó là âm đạo được thông ra ngoài qua âm môn của âm hộ.

Một phần của tài liệu Chương 14: LỚP CHIM (AVES) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)