Trình tự lập quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống phanh chính cho ô tô con 5 chỗ ngồi-Thiết kế cơ cấu phanh cầu trước-Tham khảo xe ô tô con 5 chỗ (Trang 47)

Các tư liệu ban đầu để lập quy tình công nghệ là các bản vẽ lắp catalog các chi tiết, dụng cụ đồ nghề, tài liệu hướng dẫn và yêu cầu kĩ thuật

Trình tự lập quy tình công nghệ gồm các bước sau: - Chọn phương pháp lắp ráp

- Nghiên cứu bản vẽ lắp và chia thành nhóm vẽ các phân nhóm, chọn các chi tiết cơ bản (chính)

- Nghiên cứu điều kiện kĩ thuật

- Thành lập sơ đồ quy trình công nghệ - Tháo lắp mẫu để định mức lao động

- Thành lập phiếu công nghệ hướng công nghệ\ - Thành lập sơ đồ quy định mức lao động

- Thành lập phiếu công nghệ hướng dẫn lắp ráp

- Thiết kế các đồ gá phục vụ cho quy trình lắp ráp. Quy trình phải đảm bảo sao cho các bề mặt thực hành(các bề mặt công tác) được đặt đúng vị trí, không vượt quá giới hạn cho phép của dung sai, chính vì thế phải chọn phương pháp lắp ráp. Trong sản xuất ô tô việc chọn phương pháp

phân tích chuẩn kích thước. Ngoài ra còn lưu ý đến tình hình kinh tế gia công và độ chính xác của trang thiết bị, các kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế chế tạo và thử mẫu.

- Xây dựng sơ đồ quy trình công nghệ tuần tự như sau: + Xây dựng sơ đồ lắp ráp nhóm.

+ Xây dựng lắp ráp tổng thành.

+ Xây dựng sơ đồ khai triển lắp ráp tổng thành.

Các thành phần tham gia vào sơ đồ lắp ráp được kí hiệu hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ(hình ) và chia làm ba ô

1. Ghi tên chi tiết, tên nhóm, tên phân nhóm.

2. Ký hiệu mã chi tiết, số thứ tự, nhóm hay phân nhóm.

3. Số lượng có trong mỗi tổng thành. Các nguyên công kiểm tra được kí hiệu bằng vòng tròn có chữ K và số thứ tự lần kiểm tra. Các vòng tròn đánh số là các chỉ dẫn phụ.

Hình 5.3 Các ký hiệu quy ước trong dây chuyền lắp ráp

VI. Lập quy trình công nghệ lắp ráp cụm xy lanh phanh sau

Dựa trên bản vẽ ta thấy cơ cấu cụm xy lanh phanh sau có 3 nhóm lắp ráp độc lập với nhau:

- Nhóm xi lanh bánh sau (nhóm cơ bản). - Nhóm pittông bánh sau trái.

KẾT LUẬN

Sau hơn ba tháng, được sự giúp đỡ tận tình của thầy Trịnh Chí Thiện, của các thầy giáo trong bộ môn Cơ khí ôtô - trường đại học Giao thông vận tải, cùng các bạn trong lớp và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề tài :

"Thiết kế hệ thống phanh chính cho ô tô con 5 chỗ ngồi ".

Đồ án của em đạt được kết quả sau:

- Giới thiệu tổng quan về hệ thống phanh, trong đó đã phân loại được các bộ phận cơ bản của hệ thống phanh: cơ cấu phanh, dẫn động phanh, trợ lực phanh Từ đó tìm hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của từng loại.

- Thiết kế cơ cấu phanh cụ thể được sử dụng trên xe ô tô con phù hợp với điều kiện khai thác ở Việt Nam. Hệ thống phanh thiết kế đảm bảo được hiệu quả phanh cao nhất, thời gian phanh ngắn nhất, làm việc êm dịu, lực tác dụng lên bàn đạp nhỏ tạo điều kiện cho người lái điều khiển thuận tiện, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống phanh còn đảm bảo được tính kinh tế.

- Tuy nhiên do thời gian làm đề tài có hạn, thời gian thực tế còn quá ít nên không thể tránh khỏi những sai sót trong khi tính toán, cũng như hiểu sâu về kết cấu về hệ thống phanh cần thiết kế. Em kính mong các thầy, cùng các bạn đóng góp ý kiến để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

- Cuối cùng cho em bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo trong bộ môn Cơ khí ô tô trường đại học Giao thông vận tải đỡ giúp đỡ em trong những năm học tập tại trường.

Và đặc biệt cảm ơn thầy giáo Trịnh Chí Thiện đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, tỉ mỉ trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kết cấu tính toán ôtô - Trịnh Chí Thiện, Tô Đức Long, Nguyễn Văn Bang. Nhà xuất bản Giao thông vận tải – 1984 . 2. Lí thuyết ôtô - máy kéo - Nguyễn Ngọc Lâm.

Nhà xuất bản Giao thông vận tải – 1984. 3. Bài giảng Cấu tạo ô tô - GV Trương Mạnh Hùng (2006)

4. Tập tài liệu các bản vẽ cấu tạo ô tô

Nhà xuất bản : Đại Học Bách Khoa Hà Nội 5. Tài liệu hướng dẫn sử dụng xe Kia Morning

6. Bài Giảng CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ Nhà xuất bản Giao thông vận tải

Báo cáo sơ lược

Kính thưa hội đồng giám khảo, kính thưa các thầy cô cùng toàn thể cá bạn sinh viên.

Tên em là: Nguyễn Thanh Bình, sinh viên lớp ô tô k13a- tx

Em cùng nhóm thực hiện đề tài tốt nghiệp với bạn Nguyễn Văn Thái với nhiệm vụ thiết kế chung là: Thiết kế hệ thống phanh chính cho xe con 5 chỗ ngồi. Dựa trên cơ sở xe Kia morning. Và nhiệm vụ riêng của em là: Thiết Kế Cơ Cấu Phanh Sau.

Đồ án của em được chia làm 2 phần:

Phần chung bao gồm: Giới thiệu tổng quan hệ thống phanh và Dẫn động phanh chính, cùng với 2 bản vẽ: Bản vẽ Tuyến hình( số 1) và bản vẽ Dẫn động phanh( số 2). Phần này bạn Nguyễn Văn

Thái( nhóm trưởng) đã trình bày, em xin phép không trình bày lại.

Sau đây em xin phép được trình bày phần thiết kế riêng của mình. Đó là Thiết kế cơ cấu phanh sau.

- Dựa trên cơ sở xe Kia morning và các tài liệu tham khảo em xin đưa ra 4 phương án lựa trọn để thiết kế, 4 phương án được thể hiện trên bản vẽ số 3

+ Phương án 1: Là cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục có lực dẫn động bằng nhau. Có cấu tạo gồm: Guốc phanh, má phanh, tang trống, chót phanh, xilanh chính.

Nguyên lý hoạt động:...

Ưu điểm của phương án này là hiệu quả phanh chiều tiến và chiều lùi là như nhau, được sử dụng với dẫn động phanh thủy lực, trên xe tải nhỏ và xe con.

+ Phương án 2: Là phương án cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục có lực dẫn động không bằng nhau. Cấu tạo gồm: Guốc

phanh, má phanh, tang trống, chốt phanh, cam, đòn dẫn động phanh, bầu phanh

Nguyên lý hoạt động:....

Ưu điểm của phương án này là chất lượng phanh ổn định, hiệu quả phanh chiều tiến và chiều lùi là như nhau, cơ cấu này được sủ dụng rộng rãi trên xe tải cỡ lớn.

+ Phương án 3: Là phương án cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm. Cấu tạo gồm: Guốc phanh, má phanh, tang trống, chốt phanh, xilanh phanh.

Nguyên lý hoạt động:...

Cơ cấu này có đặc điểm là cả 2 guốc phanh đều là má xiết khi phanh xe lúc tiến và đều là má nhả khi phanh xe lúc lùi.

Ưu điểm của phương án này là cơ cấu phanh cân bằng, độ mòn các má là như nhau, được sử dụng trên xe có tải trọng trung bình và cầu trước xe con.

+ Phương án 4: Là phương án cơ cấu phanh bơi. Có cấu tạo gồm: Guốc phanh, má phanh, tang trống và xilanh phanh

Nguyên lý hoạt đông:...

Ưu điểm là hiệu quả phanh chiều tiến và lùi là như nhau, được sử dụng nhiều trên bánh sau xe du lịch và xe con.

- Phân tích ưu nhược điểm của từng phương án cũng như tài liệu tham khảo trên cơ sở xe Kia morning. Em lựa trọn phương án cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục có lực dẫn động bằng nhau ( phương án 1) làm phương án thiết kế cho cơ câu phanh sau. Kết cấu của cơ cấu phanh này được thể hiện trên bản vẽ số 4. Kết cấu gồm:

Guốc phanh, má phanh, xilanh bánh xe, loxo hồi vị, cam lệch tâm, chốt lệch tâm, phanh tay....

- Để phục vụ cho công tác bảo dưỡng sửa chữa trong quá trình sử dụng xe em xin đưa ra quy trình công nghệ lắp ráp cụm xilanh chính phanh sau, quy trình này được thể hiện trên bản vẽ số 5. Trên đây là toàn bộ đồ án thiết kế cơ cấu phanh sau do em thực hiện. Vì thời gian có hạn cũng như trình độ và khả năng còn thấp nên đồ án còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô, cùng với ý kiến đóng góp của các bạn để được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy Trịnh Chí Thiện, thầy đã tận tình hướng dẫn và giụp đỡ chúng em trong quá trình làm đồ án. Em cũng xin cảm ơn các thầy trong bộ môn, các bạn cùng nhóm đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và rèn luyện.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống phanh chính cho ô tô con 5 chỗ ngồi-Thiết kế cơ cấu phanh cầu trước-Tham khảo xe ô tô con 5 chỗ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w