Các phương pháp đảm bảo độ chính xác của khâu khép kín

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống phanh chính cho ô tô con 5 chỗ ngồi-Thiết kế cơ cấu phanh cầu trước-Tham khảo xe ô tô con 5 chỗ (Trang 43)

Độ chính xác của khâu khép kín được đảm bảo băng phương pháp sau: tính đổi lẫn hoàn toàn ; tính đỏi lẫn không hoàn toàn ;tính đổi lẫn theo nhóm (sắp bộ)sửa lắp và điều chỉnh.

4.1 Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn

phương pháp này có tên gọi là “ cực đại –cực tiểu”. đọ chính xác của khâu khép kín có thể đạt được trong lắp ráp bằng bất cứ chi tiết nào tham gia vào khâu lắp ráp ,không cần phải lựa chọn hoặc thay đổi kích thước của khâu thành phần , vì chi tiết đã được chế tạo hoàn toàn chính xác. Lắp ráp không

yêu cầu tay nghề cao. Dung sai của khâu khép kin bằng tổng dung sai của các khâu thành phần. δΣ = ∑−1 1 n i δ ; δ tb = 1 - n δΣ

Trong chuỗi kích thước yêu cầu của khâu khép kín càng cao, các khâu thành phần càng nhiều (n) thì dung sai của chúng càng nhỏ, khiến giá thành chế tạo càng cao.

Công thức kiểm tra chuỗi kích thước vô hướng như sau:

KTB = m

1

PTBi - n N

1

TBi

Ở đây; KTBi kích thước trung bình của khâu khép kín

PTBi kích thước trung bình thứ i của các khâu dương (khâu tăng) N TBi kích thước trung bình thứ i của các khâu âm (khâu giảm) m; n số lượng các khâu thành phần dương và âm.

4.2 Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn

Còn gọi là phương pháp xác suất – lý thuyết.

Không phải trong mọi trường hợp đều đạt được độ chính xác cao của khâu khép kín bằng cách lấy bất kỳ chi tiết nào không cần lựa chọn hoặc thay đổi kích thước của các khâu thành phần, vì lẽ có những phần vượt ra ngoài phạm vi dung sai.

Do đó, phải mở rộng giá trị dung sai ở tất cả hay một vài khâu trong chuỗi, còn lắp ráp vẫn theo nguyên tắc của lắp lẫn hoàn toàn. Như vậy giá thành chế tạo sẽ rẻ hơn.Tuy nhiên dung sai khâu khép kín có thể vượt ra ngoài giới hạn cho phép, ta coi đây là trường hợp hạn hữu.

Hình 5.1Đường cong phân bố kích thước của chi tiết trong giới hạn dung sai

Theo hình 5.1 phân bố kích thước trong giới hạn dung sai cho thấy phần lớn các chi tiết có độ sai lệch kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích thước chế tạo. Vì thế mở rộng dung sai này sẽ giảm giá thành chế tạo, công tác lắp ghép vẫn đảm bảo dung sai khâu khép kín. Phương pháp này tuy mang lại kinh tế nhưng cũng có nhiều nhược điểm.

Các công thức tính toán kiểm tra như sau:

KTb = ∑ = m i 1 (PTbi + α i.δ i ) - ∑ = n j 1 (NTbi + α j .δ j ) δΣ = m nkii 1 2 ∑+

Trong đó KTB ; PTB; NTB là kích thước trung bình phù hợp với khâu tăng(dương), giảm (âm)

Σ

δ là dung sai khâu khép kín(khâu cuối). Σ

δ ; δ j; δ i : nửa dung sai của các khâu khép kín, khâu tăng; khâu giảm. m, n : số lượng các khâu tăng giảm.

i

α : hệ số không đối sứng của khâu thành phần thứ i

MXi là kì vọng của khâu thứ i.

Xmaxi; Xmini giới hạn trên và dưới của khâu. Hệ số phân tán của khâu thứ i:

Ki = λ λi

λ ;λi: độ lệch quân phương tương đối của khâu thứ i thực tế và của phân bố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuẩn.

Độ lệch quân phương trung bình tương đối là:

i

λ = δ σi

i

σ là độ lệch quân phương trung bình.

Các giá trị αi; ki của các quy luật phân bố chọn theo bảng trong các tài liệu về

chuỗi kích thước.

4.3 Phương pháp lắp chọn

còn gọi là lắp nhóm hay (sắp bộ)

Bản chất của phương pháp này là khi chế tạo, các kích thước có dung sai rộng. Sau đó các chi tiết được chia thành nhóm kích thước có dung sai hẹp nhằm đảm bảo tính chính xác của khâu khép kín:

Σ δ = m L T δ δ + Ở đây δT; δL là dung sai chế tạo của trục và lỗ. M: số nhóm kích thước.

4.4 Phương pháp sửa nguội

Độ chính xác của khâu khép kín đạt được nhờ thay đổi kích thước của khâu thành phần bằng cách bỏ đi một lớp vật liệu cần thiết, còn các khâu vẫn giữ nguyên.

Độ chính xác của khâu khép kín đạt được bằng cách thay đổi kích thước bù trừ của khâu thành phần, mà không phải cắt bỏ một phần vật liệu. Thay đổi trị số kích thước của khâu bù trừ bằng hai cách:

Cách 1: Thay đổi vị trí của một trong các chi tiết với đại lượng sai số dư cua khâu khép kín, bằng cách di chuyển quay hay di chuyển dọc gọi là bù trừ động.

Điều chỉnh bù trừ động thường sử dụng ren: bu long, vít, đai ốc …

Cách 2 Bổ xung vào chuỗi kích thước một chi tiết đặc biệt có kích thước điều chỉnh đảm bảo độ chính xác của khâu khép kín, gọi là khâu bù trừ tĩnh. Thường là các vòng đệm điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống phanh chính cho ô tô con 5 chỗ ngồi-Thiết kế cơ cấu phanh cầu trước-Tham khảo xe ô tô con 5 chỗ (Trang 43)