Sau khi gây đáp ứng miễn dịch tiến hành lấy huyết thanh gà định kỳ mỗi tuần một lần, tiến hành lấy 4 lần.
Mẫu chắt huyết thanh có thể lấy từ tim hoặc tĩnh mạch cánh. Mỗi lần lấy
1ml máu cho vào ống eppendoff hoặc ống nghiệm để nghiêng khoảng 450 cho
ở nhiệt độ phòng 30 phút. Lặp lại như vậy 3 lần lúc đó huyết thanh sẽ nổi lên trên bề mặt hồng cầu, tiến hành dung xilanh hút thuyết thanh bên trên cho vào ống nghiệm, nếu dịch lấy ra lẫn hồng cầu ta đem li tâm 6000 vòng/phút trong 15 phút.
Hình 4: Phương pháp lấy huyết thanh
2.4.4. Phương pháp tiêm phôi gà 9 – 10 ngày tuổi.
Trứng gà đảm bảo 9 – 10 ngày tuổi, đem ấp trong tủ ấm ở nhiệt độ
370C, độ ẩm trên 80%. Đến 10 ngày tuổi thì đánh dấu đầu phôi và buồng khí,
chia lô và tiếp truyền virus.Trươc khi tiến hành tiêm thì chủng virus được pha
loãng ở nồng độ 10-1, 10-2, 10-3 …sử dụng cho các lô.
Trứng đặt trên giá, dung bông cồn sát trùng vỏ trứng chủ yếu là nơi có đánh dấu buồng khí. Dùng dùi sắt nhọn đã sát trùng đục 1 lỗ tại buồng khí sau đó
dùng kim tiêm, tiêm qua lỗ đục 1 góc khoảng 450 chếch về phía đầu phôi, mỗi
quả trứng tiêm 0,2 ml dịch đã được pha loãng ở các nồng độ. Sau đó lấy paraffin
tra sự sống chết của phôi sau thời gian 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ, 108 giờ.
Nếu phôi chết ta mang bảo quản ở tủ lạnh 40C sau 12 giờ ta mang mổ trứng thu
dịch niệu và khấm bệnh tích trên phôi. Phôi chết vào thời điểm 24 giờ là do kỹ thuật tiêm.
Thu dịch xong ly tâm 2000 vòng/phút, làm như vậy 3 lần. Sau khi tiêm
kiểm tra hiệu giá HA trước khi cất giống trong tủ lạnh sâu -200C.
Hình 5: Một số hình ảnh tiêm trứng và thu dịch niệu
2.4.5. Phương pháp phát hiện kháng thể.
Để đánh giá được hiệu giá kháng thể thì ta cần phải làm phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) để chuẩn độ kháng nguyên và xác định hiệu giá HA. Dựa trên cơ sở đó ta thực hiện phản ứng HI là phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu và phát hiện kháng thể.