Điểm nhìn bên trong trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Văn học Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ( Tống Thị Minh ) (Trang 29)

Theo lý thuyết tự sự học, truyện có điểm nhìn bên trong khi người kể chuyện là nhân vật ngay trong câu chuyện hoặc người kể chuyện không phải là nhân vật trong câu chuyện nhưng người kể chuyện tiềm ẩn ấy lại tựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể. Trong văn học hiện đại, điểm nhìn bên trong chiếm đa số. Đây là hệ quả của sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, khi văn học vốn từ con người tập thể chuyển thành con người cá thể, quan tâm nhiều hơn đến chủ thể sáng tạo và sự sống cá nhân.

Vốn nhạy cảm và bắt kịp rất nhanh với tinh thần đổi mới, Nguyễn Thị Thu Huệ đã viết truyện với điểm nhìn bên trong là chủ yếu. Trong 61 truyện ngắn của chị thì có 57 truyện được trần thuật từ điểm nhìn bên trong (chiếm 93,4%). Điều này chứng tỏ nỗ lực của nhà văn khi cố gắng đưa thế giới nội tâm của nhân vật lên trang viết.

Điểm nhìn bên trong bộc lộ rõ nhất khi người kể chuyện xưng “tôi” tự kể về câu chuyện của cá nhân mình. Cũng như Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu...Nguyễn Thị Thu Huệ rất “mạnh” khi viết về cái tôi của người phụ nữ luôn chân thành, đắm đuối trong tình yêu. Cát đợi hoàn toàn

cho người con trai khi đang ở tuổi học trò. Tiếp đó, cô lại đến với tình yêu mới. Từ điểm nhìn bên trong nhân vật “tôi”, những bước chân bước đi trên cát, cái ánh mắt tìm kiếm và chờ đợi dấu vết của tình yêu trên cát ngày hôm qua hiện rõ trên từng câu chữ. “Chiếc giường trong đêm tân hôn” – “tôi hồi hộp chờ mong sẽ thấy cái hõm nơi tôi nằm xuống”, nơi “tôi” dự định sẽ trồng một cây dương kỷ niệm đã bị sóng cuốn trôi. “Tôi” rơi vào trạng thái cô đơn và nghĩ mình hạnh phúc vì “yêu và được yêu”. Bi kịch lần thứ hai lại đến, vì “Đêm nay. Tôi sẽ sửa lại ban thờ. Một ban thờ không có bản liên khúc đánh số. Một ban thờ mới. Thờ anh”.

Bằng điểm nhìn bên trong, Còn lại một vầng trăng đem lại cho hai đọc trên trường cảm xúc của nhân vật xưng “tôi” – một cô gái trẻ vừa đắm chìm trong tình yêu, vừa đau đớn khi mất cha. “Bố ra đi trong sự đau khổ và tuyệt vọng của mẹ. Còn tôi, tôi không khóc. Tôi thấy lòng trống rỗng. 20 tuổi nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cái chết”.

Lời kể của nhân vật là lời tâm sự của chính cá nhân, là lời độc thoại nội tâm tự mình nói với mình. Chính những lời thể hiện nội tâm của nhân vật với cách miêu tả đặc trưng đã bộc lộ rõ điểm nhìn bên trong.

Xét trên bình diện ngôn ngữ, những hành vi bên trong của nhân vật như: cảm thấy, thấy, hiểu, biết… hay các trạng thái nội tâm xuất hiện với tần số cao trong tác phẩm.

Trong Cầu thang, khi điểm nhìn của người kể chuyện đã nhập vào điểm nhìn của nhân vật Trân, câu chuyện về cô được kể bởi chính nhân vật này. Trong truyện, xuất hiện dày đặc những động từ cảm – nghĩ: “Còn nhớ…/Họ đâu biết là cô được cảm thấy mình là mình nhất khi đi ở những bậc cầu thang./ Lúc Trân tưởng anh ăn cơm thì đến bậc 81 cầu thang gỗ, Trân nghe thấy anh hát vống lên một bài gì đó…/ Cô lại thấy ở anh điều gì đó để chạy xuống 68 bậc thang và mong chờ ngày mai”.

Không chỉ sử dụng các động từ chỉ cảm nghĩ, truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ được trần thuật từ điểm nhìn bên trong còn mô tả trực tiếp những hành vi hay trạng thái bên trong của nhân vật. Ví dụ: “Trân rùng mình, nhìn sang người đàn ông. Chợt thấy gần vô cùng mà cũng xa quá. Môi cô bỗng khô ran, chỉ muốn nứt ra vì bỏng. Cô thấy nóng toàn thân. Rồi cô chợt chùng người xuống khi đôi môi người đàn ông đặt lên môi cô, cũng nóng bỏng và cuống quít”.

Những câu văn miêu tả trực tiếp nội tâm của nhân vật luôn giúp người đọc hiểu tường tận những cảm xúc, cảm giác mà nhân vật đang trải qua. Cách miêu tả

trạng thái nội tâm như thế này của truyện được kể theo điểm nhìn bên trong là xuất phát từ điểm nhìn cận cảnh, giúp người đọc thấy được thế giới tâm trạng của nhân vật một cách cụ thể, trực tiếp như đang nhìn được nhìn trực tiếp chứ không phải như đang tả lại, thuật lại. Nói cách khác, lời văn miêu tả thế giới nội tâm nhân vật đã bộc lộ trực tiếp cái thế giới bên trong ấy của nhân vật.

Trong 5 tập truyện đầu của Nguyễn Thị Thu Huệ, toàn bộ 45 truyện đều được trần thuật theo điểm nhìn bên trong. Truyện của chị trong giai đoạn này không thiên về kể sự kiện, hành động, người kể vừa kể vừa tả mà lại thiên về tả nhiều hơn. Sự kiện chỉ là cái cớ để nhân vật bộ lộ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân. Các hình thức bình luận đánh giá luôn đi kèm khiến cho lời văn kể dài, tỉ mỉ, chi tiết mà lại viết ít sự kiện được miêu tả. Điều này nhằm khắc họa sâu sắc nội tâm nhân vật.

Phù thủy là truyện ngắn được kể từ điểm nhìn bên trong của nhân vật “nó” – một cô bé mới 12 tuổi. Bố mẹ đang lo thủ tục ly hôn, ban ngày thì chửi nhau thậm tệ, nhưng một đêm, nó phát hiện mẹ ngủ yên bình bên bố không một mảnh vải che thân. Sự kiện này là tiêu điểm để kéo theo một loạt suy nghĩ của nó: “Không thể hiểu nổi. Nó quay về giường và nhìn thấy bên chiếc gối của nó, là gối của mẹ. Ngay ngắn và đúng vị trí như thể nó ở đấy bao nhiêu năm nay. Người lớn, hình như họ có quyền mình làm bất cứ một việc gì ngoài những thứ họ quy định thì đều phải trả lời về nó một cách rành mạch, không thì ăn đòn ngay”.

Nguyễn Thị Thu Huệ đã dành ba trang viết để khắc họa suy nghĩ của con bé về cha mẹ nó, về người lớn, từ khi nó nhận định: “Họ chính là phù thủy”. Đầu óc non nớt của con bé quá bất ngờ khi phát hiện ra những điều “kì dị” của cuộc sống đối với nó. “Bỗng nhiên nó thấy cuộc sống này thật bí ẩn. Con người như những bóng ma mà không hiểu ngày hay đêm họ hiện nguyên hình. Không thể hiểu nổi. Người lớn. Đấy là cả một thế giới. Thế giới của phù thủy”.

Những suy nghĩ của nhân vật trải dài trên trang truyện. Tâm hồn con người – từ nhân vật già như người bác trong Nƣớc mắt đàn ông, những người phụ nữ đã

từng trải qua va vấp trong tình đời như người mẹ trong Hậu thiên đường đến những cô gái tuổi đời còn rất trẻ như trong Rượu cúc, Biển ấm, Đôi giày đỏ...đều được Nguyễn Thị Thu Huệ khắc họa một cách phong phú và tinh tế. Điểm nhìn bên trong là phương thức quan trọng giúp nhà văn khơi mở và tạo tác những thế giới cá nhân lắm suy tư, đa cảm.

Đến Thành phố đi vắng, 16 truyện thì có 12 truyện được trần thuật từ điểm nhìn bên trong. Cũng là những cái tôi tự kể chuyện hoặc người kể chuyện tựa vào

điểm nhìn của nhân vật để kể nhưng tác phẩm lại thiên về kể nhiều hơn. Sự kiện và hành động cũng dày hơn so với năm tập truyện đầu.

Một đời sống khác được kể từ điểm nhìn của nhân vật Mai. Mai hay bị những giấc mơ hành hạ. Cô kể lại một giấc mơ về bố: “Đêm qua. Rõ ràng là bố cô đi cùng cô, trên một con đường nhỏ, hai bên là những ruộng lúa chín, có ruộng đã gặt, ai đó đã đốt những bụi rơm nên khói xông cay mắt. Bố vừa đi, nghiêng ngả dáng gầy, như người đi trên dây trong rạp xiếc, để không rơi xuống ruộng. Mai lại đi cạnh bố, chân đạp lên những thân rạ cứng dưới ruộng lúa đã cắt. Bố cười. Nói rất nhiều. Mai cũng vậy. Có nhiều người quen đi dưới ruộng cùng Mai. Cũng có người đi trên đường như bố”. Đoạn văn ngắn có mười câu (tính theo dấu hiệu là mỗi câu kết thúc bằng một dấu chấm) thì có chín hành động. Lời văn theo điểm nhìn bên trong hoàn toàn là lời miêu tả hành động, tuyệt nhiên “im bặt” cảm xúc.

Với điểm nhìn bên trong, trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, sự kiện được trần thuật có khi là trọng tâm của lời kể. Thành phố đi vắng được kể theo điểm nhìn bên trong của cô gái xa thành phố ba năm, khi trở lại, tất cả đã đổi thay. Tình người biến mất, thành phố xô bồ, không gian lạnh lẽo, con người như những cỗ máy di động. Lời văn được miêu tả theo điểm nhìn bên trong cho thấy cảm giác của nhân vật nhưng luôn đi kèm với đó là một hiện thực – một hành động rất phũ phàng của một kẻ khác: “Cô chồm người, muốn bay qua khung cửa. Người nóng bừng rồi run rẩy vì lạnh. Người đàn bà ôm con chó đi trên vỉa hè, lúc ẩn lúc hiện cạnh những gốc cây to, đen thẫm. Rồi biến mất”. Lúc này, sự kiện thậm chí còn gây ấn tượng mạnh với người đọc hơn là cảm xúc, tâm trạng của nhân vật chính.

Sự thay đổi trong tính chất điểm nhìn từ 5 tập truyện đầu đến tập truyện sau (Thành phố đi vắng) phản ánh đúng mục đích trần thuật của nhà văn. Sau một thời gian khá dài viết về giới mình, về những sự lỉnh kỉnh, dở dang của đời sống, lấy tâm trạng, tâm hồn của con người là tâm điểm trần thuật, Nguyễn Thị Thu Huệ đã xoay sang tô đậm một trạng thái của đời sống hiện đại hôm nay: con người hoạt động nhiều, sống gấp hơn nhưng cạn kiệt tình người. Chỉ còn trên trang viết là lớp vỏ của sự kiện xô bồ, trống rỗng.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Văn học Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ( Tống Thị Minh ) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)