Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học (Điều 7, Luật ĐDSH):

Một phần của tài liệu tài liệu thi tuyển công chức ngành kiểm lâm tỉnh lâm đồng (Trang 109)

VI. Pháp luật về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH:

2. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học (Điều 7, Luật ĐDSH):

số biện pháp cần thiết phải áp dụng là:

- Hoàn thiện và cụ thể hoá các chính sách về bảo tồn ĐDSH để áp dụng.

- Có chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn ĐDSH.

- Thành lập các khu cứu hộ để bảo vệ các loài có nguyên cơ tuyệt chủng cao do sự biến đổi của khí hậu.

- Có các chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức về bảo vệ ĐDSH cho cộng đồng cũng như các ngành, các cấp.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH và biến đổi khí hậu của trái đất v.v.

VI. Pháp luật về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH:

1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ và phát triển rừng:

- Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

- Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép. - Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

- Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. - Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. - Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng. - Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.

- Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.

- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.

- Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.

- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.

- Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng. - Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

2. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học (Điều 7, LuậtĐDSH): ĐDSH):

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

- Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

- Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Chuyển đổi trái phépmục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

3. Phân nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (tríchđiều 2, nghị định 32/2006/NĐ-CP): điều 2, nghị định 32/2006/NĐ-CP):

Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm như sau:

- Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành: + Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng.

+ Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng.

- Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành: + Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng.

Một phần của tài liệu tài liệu thi tuyển công chức ngành kiểm lâm tỉnh lâm đồng (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w