Bảo tồn và phát triển bền vững:

Một phần của tài liệu tài liệu thi tuyển công chức ngành kiểm lâm tỉnh lâm đồng (Trang 105)

V. Bảo tồn ĐDSH.

4. Bảo tồn và phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau (Báo cáo Tương lai chung của chúng ta của Liên Hợp quốc-1987).

Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm:

- Phát triển kinh tế: chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế…

- Phát triển xã hội: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm…

- Bảo vệ môi trường: thực hiện xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên…

Để đảm bảo sự phát triển bền vững, phải bảo tồn ĐDSH và biết cách sử dụng nó một cách bền vững. Đối với các loại tài nguyên sinh học là dạng tài nguyên có khả năng tái tạo được, điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn định tối đa mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ sở. Sản lượng này hoàn toàn có hạn và không thể khai thác quá khả năng chịu đựng, nếu không muốn làm giảm năng suất trong tương lai.

Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học là ‘nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người.

4.2. Ảnh hưởng của các khu bảo tồn tới phát triển bền vững:

Như vậy tăng trưởng kinh tế ổn định, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái là những mục tiêu mà quá trình phát triển và bảo tồn đều muốn hướng tới và hổ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Với tổng diện tích các khu bảo tồn trên 2 triệu ha rừng, đây là nguồn tài nguyên ĐDSH rất lớn, không những là nơi lưu giữ, cung cấp các nguồn tài nguyên, mà còn là nơi hổ trợ, là hiện trường để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hạn chế thiên tai...

- Bảo tồn hổ trợ phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo. Nhiều khu bảo tồn của Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Đây là những vùng có tỷ lệ đói nghèo cao. Đối với những vùng xa xôi thì các KBT là nơi cung cấp nguồn cây thuốc, các loại lâm sản phụ, nguồn cung cấp nước sạch, giảm thiểu hiện tượng di cư bất hợp pháp v.v.

- Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước: các khu bảo tồn là những khu rừng có độ che phủ cao, có tác dụng phòng hộ lớn, hạn chế lũ lụt và cung cấp nguồn nước cho các vùng hạ lưu...

- Góp phần phát triển nông nghiệp: Các khu bảo tồn là nơi lưu giữ và cung cấp nguồn gien để chuyển hoá thành các loài cây trồng, vật nuôi, đồng thời cũng là những nơi điều tiết nguồn nước và điều hoà khí hậu cho sản xuất và đời sống của người dân tại những vùng xung quanh các khu bảo tồn và vùng hạ lưu...

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Với hệ thống các KBT đất ngập nước và rừng ngập mặn ven biển đang là môi trường thuận lợi để các loài thuỷ sản phát triển, cũng như là môi trường cho việc nuôi trồng và khai thác nguồn tài nguyên này như VQG Xuân Thuỷ, khu bảo tồn Thái Thuỵ...

- Phát triển du lịch: các khu bảo tồn, nhất là các Vườn quốc gia có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đang là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước như VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mỗi năm thu bình quân 5 tỷ đồng từ hoạt động du lịch...

- Bảo vệ môi trường: các khu bảo tồn là những bể hập thụ CO2 có hiệu quả để góp phần làm giảm hiệu ứng khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu một trong những vấn đề đang được tất cả các nước quan tâm...

Bảo tồn và phát triển bền vững ở đây là nói đến các hoạt động nhằm gìn giữ được ĐDSH về các mặt: cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về xã hội, văn hoá và các dịch vụ về sinh thái được khai thác và sử dụng bền vững và có hiệu quả cho cuộc sống của con người… Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan, thông qua việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc khai thác một cách hợp lý các cây, con và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho cuộc sống của con người, cho đến việc sản xuất và phân phối các lợi nhuận có được từ các tài nguyên sinh vật. Do vậy để phát triển kinh tế ổn định cần phải quan tâm đến việc bảo vệ hệ thống các khu bảo tồn hiện có trên tất cả các mặt.

Một phần của tài liệu tài liệu thi tuyển công chức ngành kiểm lâm tỉnh lâm đồng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w