* Sản phẩm:
Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của Công ty chưa thực sự kết hợp với việc điều chỉnh, chuyển hướng cơ cấu sản phẩm một cách có hiệu quả. Những sản phẩm có chất lượng tốt cho lợi nhuận nhiều có chiếm tỷ trọng thấp, những sản phẩm cho lợi nhuận ít thì chiếm tỷ trọng lớn. Sản phẩm của Công ty đã đa dạng và phong phú hơn trước nhưng chủ yếu là các sản phẩm thuộc loại bình dân, chưa có sản phẩm cao cấp.
Về vấn đề chất lượng, tuy đã có nhiều đột phá xong do máy móc thiếu đồng bộ, nhiều công đoạn còn làm thủ công, vấn đề triển khai chất lương còn chưa được chú ý.
* Giá bán sản phẩm:
Nhìn chung, giá bán sản phẩm của Công ty tương đối thấp trên thị trường nhưng vẫn còn một số sản phẩm có giá bán cao, thường thì đó là những sản phẩm làm bằng nguyên liệu nhập ngoại. Mặc dù Công ty chủ trương thống nhất giá bán trên thị trường, Công ty cũng đã có chính sách hỗ trợ cước phí vận chuyển nhưng do sự quản lý chưa chặt chẽ nên chủ trương này chưa được đảm bảo thực hiện, đặc biệt là trên các thị trường ở xa.
* Chính sách xúc tiến.
Công ty không có phòng marketing nên các hoạt động xúc tiến, nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức, hoạt động quảng cáo diễn ra không thường xuyên, tính nghệ thuật chưa cao nên hiệu quả còn hạn chế. Chính sách khuyến mại, giảm giá nhiều khi không đúng dịp mà thường dựa trên cơ sở hàng hoá khó tiêu thụ thì mới áp dụng nên hiệu quả không cao. Công ty cũng tích cực tham gia hội chợ nhưng chủ yếu với mục đích để bán chứ chưa tận dụng cơ hội này để tiến hành các hoạt động khuyếch trương hình ảnh của Công ty, chưa tận dụng cơ hội này để tiến hành điều tra khách hàng thôgn qua các phiếu thăm dò ý kiến….
* Về chính sách phân phối:
Số lượng các đại lý của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành có thể được coi là nhiều nhưng các đại lý này thường có quy mô nhỏ, mức độ phân bố không hợp lý: tập trung nhiều ở khu vực Hà Nội và không đều ở các khu vực thị trường khác do công tác phân doạn thị trường chưa được đề cao.
Số lượng đại lý nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý. Thực tế, công tác quản lý của Công ty không hiệu quả, Công ty không có khả năng quản lý có hiệu quả hết các dòng chảy trong kênh, Công ty chỉ quản lý được một số dòng chính là dòng vật chất, dòng đàm phán và một phần dòng thông tin. Công ty cũng không thể quản lý các dòng này trong kênh mà chỉ ở một số cấp độ của kênh chủ yếu là ở các trung gian kề ngay sau, trực tiếp làm ăn với Công ty. Do công tác quản lý cũng như các hoạt động trong kênh chưa thực sự tốt nên nỗ lực bán sản phẩm của Công ty chưa được các đại lý chú ý. Các hoạt động khuyến khích các thành viên kênh chưa được phong phú chỉ chủ yếu tập trung vào mặt vật chất. Và Công ty sử dụng các phương tiện này khi chưa tìm hiểu nhu cầu của các đại lý nên vẫn chưa hiệu quả. Công ty cũng chưa có các biện pháp cụ thể xử phạt các đại lý vi phạm hợp đồng theo từng mức độ khác nhau. Hoạt động hỗ trợ của các biến số marketing mix còn rất yếu. Hoạt động đánh giá các đại lý chưa sâu sát, Công ty chưa hình thành
các tiêu chuẩn đánh giá một cách cụ thể mà chủ yếu là dựa vào tiêuc chuẩn doanh số bán, khối lượng tiêu thụ thời hạnh thanh toán chứ chưa dựa vào các tiêu chí khác cũng có có ý nghĩa như lượng tồn kho, tinh thần hợp tác….
Tóm lại: Từ việc xem xét thực trạng hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH Việt Thành qua đó đưa ra những phân tích, đánh giá mặt ưu, mặt nhược. Đến đây chúng ta đã có một cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về toàn bộ quá trình hình thành hoạt động và phát triển của hệ thống kênh phân phối này. Hệ thống kênh phân phối hiện nay đã hình thành được mạng lưới đại lý rộng khắp, đã có những chế độ nhất định để khuyến khích động viên các thành viên kênh, đã bước đầu hình thành mặt được, hệ thống kênh của Công ty vẫn tồn tại khá nhiều vấn đề như các đại lý còn đơn giản; hoạt động Marketing hỗ trợ cho hoạt động của kênh còn rất yếu… Vì vậy, thực tế Công ty đặt ra khá nhiều vấn đề cần giải quyết.