- Phương pháp thiết kế mẫu mỏng:
2.1.9. Giác sơ đồ mẫu
Giác mẫu là một quá trình sắp xếp các chi tiết của một hay nhiều sản phẩm trong cùng một cỡ hay nhiều cỡ số trên bề mặt vải (giấy) sao cho diện tích sử dụng là ít nhất và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Sau đó dùng bút chì vẽ các đường bao xung quanh mẫu.
Trên sơ đồ giác thể hiện một số thông tin sau
- Tên sơ đồ, tên mã hàng, phương án phối hợp cỡ số - Chiều dài sơ đồ, tỷ lệ hữu ích của sơ đồ
- Tên người giác mẫu và thời gian thực hiện
- Các thông tin được thể hiện trên đường biên sơ đồ - Thể hiện trên giấy mỏng, dai, ít nhàu
Điều kiện để giác mẫu
- Có lệnh sản xuất kiểm tra đầy đủ các thông tin + Ngày cắt
+ Ngày may
+ Đơn vị sản xuất + Tỉ lệ cỡ vóc + Mẫu vải
+ Số lượng hàng
+ Các thông tin đặc biệt nếu có
- Nhận bảng màu và yêu cầu kỹ thuật
+ Kiểm tra đối chiếu với lệnh sản xuất về mẫu vải ... + Kiểm tra đối chiếu mẫu ghi trong lệnh sản xuất + Kiểm tra các quy định về yêu cầu khi giác
- Có bảng thống kê chi tiết: Các thông tin nghi trên bảng thông kê chi tiết đúng với các thông tin trên mẫu vẽ
+ Ký hiệu các chi tiết của một mã hàng để dễ lưu, dễ đọc, dễ tìm, dễ đói chiếu
+ Cỡ số của sản phẩm cần giác
+ Số lượng từng chi tiết trên sản phẩm + Chiều canh sợi các chi tiêt
Yêu cầu khi giác sơ đồ mẫu
- Yêu cầu về canh sợi; giác mẫu đúng quy định về chiều canh sợi của các chi tiết trong sản phẩm
- Yêu cầu về định mức :định mức giác sơ đồ phải nhở hơn hoặc bằng định mức khách hàng nhưng phải bảo đảm đủ chi tiết và đúng yêu cầu kỹ thuật
trong trường hợp không có định mức của khách hàng, sờ đồ giác mẫu phải đảm bảo hiệu suất sử dụng của nguyên liệu, đạt hiệu quả cao nhất
- Yêu cầu về khoảng đắt các chi tiết
Với mã DKTE khoảng đặt các chi tiết là 0, 1cm
Nguyên tắc
- Kiểm tra đối chiếu các thông tin trên phiếu, tài liệu kỹ thuật, trên mẫu phải đồng bộ
- Kiểm tra số lượng các chi tiết trên mẫu catton theo bảng thống kê - Chuẩn bị giấy giác theo khổ vải
- Nguyên tắt khi giác sơ đồ
+ Giác từ trái sang phải hoặc ngược lại + Giác từ 2 biên vải vào giữa
- Các chi tiết trong sản phẩm giác xuôi theo 1 chiều, chi tiết to đặt trước, chi tiết nhỏ đặt sau, trong đó chi tiết chính đặt trước, chi tiết phụ đặt sau
- Sắp xếp các chi tiết hợp lý khoa học để dễ nhìn, dễ cát, dễ kiểm tra, đảm bảo được hiệu xuất sử dụng được cao nhất
- Chú ý khi giác không để các chi tiết đổi chiều, lệch sợi canh, chồng lên nhau. Đảm bảo đủ các chi tiết không thừa, không thiếu, đúng cỡ, đúng ký hiệu, bố chí các đường cong kết hợp với đường cong (đường cong lôì kết hợp đường cong lõm) các đường chéo kết hợp với đường chéo (đường chéo đối xứng) các điểm bấm, đánh dấu được sao đầy đủ vào mẫu giác.
Phương pháp giác sơ đồ
- Có thể thủ công hay giác trên máy tính
- Sử dụng phương pháp: giác 1 chiều, giác đối xứng hay giác hai chiều
Với mã hàng DKTE0810 với loại Uni nên chúng em chọn phương pháp giác 2 chiều, phương pháp này các chi tiết trong sản phẩm được giác theo cả 2 chiều, khi giác chỉ phải đặt theo chiều canh sợi của vải và mẫu trùng nhau. Với phương pháp này khi giác dễ lắp đặt, lồng ghép các chi tiết với nhau, tiết kiệm được nguyên liệu
Kiểm tra màu, mẫu vẽ, báo định mức
- Sau khi giác ghi định mức vào đầu giác mẫu, vào lệnh sản xuất gửi cho các bộ phận liên quan
- Thông tin ghi trên mẫu phải rõ ràng, đầy đủ để dễ đọc, dễ tìm, dễ hiểu, tránh nhầm lẫn
+ Số lượng sản phẩm trên mẫu, số lệnh sản xuất (ký hiệu mã hàng)
+ Cỡ vóc
+ Chiều dài sơ đồ - khổ vải + Phối hiện
Sơ đồ