Nguyên liệu động vật.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LIỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 38 - 39)

- Nhựa cánh kiến đỏ: là một loại nhựa do một loài côn trùng (thuộc lớp sâu bọ Insecta, phân lớp có cánh Pterygota, bộ cánh giống Homoptera, loài Taccardia lacca) tiết ra để làm tổ đẻ trứng trong quá trình sống kí sinh trên cây chủ.

Cánh kiến chỉ có ở một số vùng nhiệt đới: Ấn độ, Thái lan, Nam Trung quốc, Đông Nam Á. Ở nước ta chỉ có ở các tỉnh Hà tây, Hòa bình, Yên bái, Lào cai, Sơn la, Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh.

Kỹ thuật nuôi thả cánh kiến dựa vào kinh nghiệm cổ truyền là chính. Sâu cánh kiến sinh trưởng thích hợp trong khoảng 20 -30oC. Đặc tính của cây chủ nuôi thả cánh kiến cũng rất quan trọng. Ở miền bắc Việt Nam có đến 180 loài cây chủ nhưng người ta chỉ chọn một số loại cây nhất định như pic riếng, đậu trừng, đậu thiều.

Sau khi nuôi thả, sâu cánh kiến làm tổ trên cây chủ thành mảnh to, dày rồi đẻ trứng, trứng nở ra ấu trùng rồi trưởng thành bay đi, người ta bóc lấy tổ nhựa thô.

Thành phần hóa học của nhựa cánh kiến đỏ Việt Nam: độ ẩm 5-6%, nhựa tổng số: 70- 75%, tạp chất 8 – 10% bao gồm sáp, chất màu, gluxit, các chất nitơ. Nhược điểm chính của loại nhựa này là có màu tối, độ ẩm cao nên khó bảo quản. Do đó sau khi thu hoạch phải gia công nhựa để nâng cao hàm lượng nhựa tổng số lên hơn 90%, loại bò sáp, tạp chất, chất màu để phục vụ cho xuất khẩu và sử dụng trong nước. Quá trình này trải qua 2 giai đoạn: + Từ nhựa thô đến nhựa hạt: qua các bước: đập, nghiền, sàng, trích ly, lắng, gạn, sấy khô. Sản phẩm là nhựa hạt có thể xuất khẩu được.

+ Từ nhựa hạt đến senlac: bằng cách lọc nóng hoặc hòa tan nhựa trong dung môi thích hợp để loại bỏ tạp chất.

Nhựa cánh kiến đỏ có giá trị sử dụng rất cao trong công nghệ và đời sống: sơn, vecni, thuốc nhuộm, mực in, chất cách điện.

- Cầy hương, hươu xạ, nai xạ và long diên hương.

Trong các giống này chỉ có cầy hương (hay cầy giông - Viverra civeta) là vật nuôi, còn hươu xạ (Moschus moschiferus), nai xạ (Rusa unicolor) và long diên hương (Ambra grisea) sống tự nhiên phải săn bắt mới có được.

+ Những loài hươu xạ có giá trị được xếp theo thứ tự sau đây: xạ Việt nam, xạ Nam kinh, xạ Vân nam, Xạ Tây tạng, xạ Trung quốc, xạ Bengal, xạ Boukharie, xạ Xibêri (còn gọi là xạ Nga).

+ Các nước có nhiều kinh nghiệm nuôi cầy hương là vùng Xibêri (Nga), Italy, Đức, Ấn độ, Trung quốc, Ai cập, Thổ nhĩ kỳ, thức ăn chủ yếu là thịt xen kẽ với cơm và chuối. Muốn lấy xạ người ta buộc chân và mồm con vật lại lấy tay ấn nhẹ vào túi xạ, mỗi lần như vậy có thể lấy được 4g xạ và một trầu có thể lấy được 2 lần.

Xạ hương tươi có màu trắng, mùi rất nồng sau đó chuyển sang màu nâu, mùi dịu dần. Người ta rửa xạ bằng nước lạnh rồi bằng nước chanh, đem phơi nắng rồi đóng hộp.

Thành phần chính của xạ là muscon (C16H30O) có nhiệt độ sôi cao từ ts = 328oC vì vậy được dùng làm chất định hương cho các hương liệu cao cấp.

+ Long diên hương là một sản phẩm do cá nhà tang (Physeter macroce phallus thuộc bộ cá voi) sinh ra. Nó được tạo thành từ những cặn sỏi ruột hoặc tụy, có khi là những sỏi mật, thường nặng từ 50g đến 1kg (có khi nặng đến 100kg nhưng rất hiếm gặp), tỉ trọng là 0,8 – 0,9. Cất kéo theo hơi nước ta thu được 13% tinh dầu. Trong thành phần tinh dầu này có 55% nhựa hương không xác định, 2,5% axit benzoic và 1 chất rất gần với cholesterol là ambrenin (C23H40O). Long diên hương được sử dụng để sản xuất các loại nước hoa cao cấp sang trọng.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LIỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)