Nguyên liệu nhựa thơm.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LIỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 37 - 38)

Rừng Việt nam theo thống kê điều tra có tới 80 loài thực vật và côn trùng cho nhựa thuộc nhiều họ khác nhau. Nhựa của chúng có giá trị trong công nghiệp và y dược. Cho đến nay chúng ta đã khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu một số loaị sau: nhựa thông (họ thông Pinaceae), nhựa bồ đề (cánh kiến trắng) (họ Styracaceae), nhựa trám (họ Burseraceae), nhựa trầm hương, kỳ nam (họ Thymeleaceae).

- Nhựa thông: được lấy từ 2 giống chính:

+ Thông nhựa: còn gọi là thông 2 lá (Pinus men cusiana), mọc hoang và được trồng ở độ cao trung bình 500 – 800 m ở miền bắc đến Tây nguyên (Di linh, Bảo lộc, Lâm đồng).

+ Thông ba lá (Pinus khasya hook), phân bố ở độ cao 700 – 2300m ở Đà lạt, Bắc – Nam Trung bộ, Tây bắc.

Ngoài ra còn có thông đuôi ngựa (thông mã vĩ - Pinus massoniana Lam).

Thông nhựa sống lâu năm, từ tuổi thứ 25 mới bắt đầu khai thác nhựa bằng phương pháp thủ công như khai thác mủ cao su. Người ta dùng rìu sắc đẽo vào thân cây (gọi là bắt mày) rồi đặt máng và bô hứng nhựa.

Từ nhựa thông, bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hưoi nước, người ta thu được 2 loại sản phẩm:

+ Sản phẩm bay hơi ngưng tụ lại là tinh dầu thông (trước kia Berthelot gọi nó là terebenthin). Loại này đục và có tính axit, người ta tinh chế nó bằng cách cho tác dụng với K2CO3 và CaCO3 rồi cất lại lần nữa. Tinh dầu tinh chế hầu như chỉ chứa α- pinen quay trái (αo = (-) 40o32), được sử dụng trong công nghệ sơn, véc ni làm dung môi, trong dược phẩm, trong công nghệ hương liệu để tổng hợp camfor, tecpineol, sản xuất thuốc trừ sâu, dầu tuyển khoáng.

+ Sản phẩm không bay hơi là colofan (tùng hương) được dùng nhiều trong công nghệ sản xuất keo dán, xi, mattit gắn, sơn, chất cách điện, thuốc diệt nấm, chất tạo bạo cho xà phòng.

Ngoài ra nhựa thông lâu năm kết tinh thành cục ở dưới đất gọi là hổ phách được dùng làm thuốc và một số đồ gia dụng (nút áo, tràng hạt…).

- Cánh kiến trắng (còn gọi là bồ đề, an tức hương) – Styrax tonkinense piere, nguồn gốc từ Indonexia.

Đây là cây thân gỗ cao trên 20m, sống lâu năm, gỗ mềm xốp, vỏ dễ bóc, đường kính thân 30 - 40cm. Hiện nay bồ đề được qui hoạch thành vùng nguyên liệu giấy ở Lào cai, Yên bái, Hà giang, Tuyên quang, Phú thọ. Cây có thể khai thác nhựa trong vòng 15 – 25 năm. Theo lối hiện đại là dùng chất kích thích sinh trưởng bôi lên vỏ cây sau 4 -6 ngày rồi chích và hứng lấy nhựa.

Thành phần chủ yếu của nhựa bồ đề là axit benzoic (C6H5COOH), axit xinamic (C6H5

– CH = CH – COOH) và các este, ngoài ra còn có vanillin (C8H8O3):

CHO OH

OCH

Trong công nghệ hương liệu, nhựa bồ đề được dùng làm chất định hương do axit bezoic có nhiệt độ sôi cao, ts = 249,2oC ở 760 mmHg, trong công nghệ dược để làm thuốc ho, làm chất chống oxy hóa cho dầu mỡ thực phẩm.

3

- Trầm hương: có 8 chi và 10 loài trong đó có hai chi là chi trầm (Aquilaria Lam) và chi gió (Wikstroemia Endl).

+ Trầm hương (A.agollocha roxb và A.crassna pierne) mọc hoang dại từ Nghệ an đến Khánh hòa, Tây nguyên. Dầu trầm hương rất có giá trị, người Trung quốc gọi là kỳ nam (sản vật kỳ lạ phương nam), là vị thuốc quí hiếm, đắt tiền, gỗ làm hương trầm.

+ Cây gió bầu (W.viridiflora meissn) mọc hoang dại từ Nghệ an đến Khánh hòa, Tây nguyên. Hiện nay được nhân dân trồng rộng rãi ở miền tây Quảng nam (huyện Tiên phước), ở Nam bộ, cây gió mọc hoang dại sẽ cho trầm tự nhiên khi thân cây bị thương tổn tự nhiên (do sâu đục, cây bị bệnh…). Hiện nay người ta dùng biện pháp nhân tạo (dùng axit, hóa chất khác) để gây thương tổn kích thích sự sinh trầm của cây và đã thu được một số kết quả bước đầu.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LIỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)