Kinh tế Nhật Bản 1952 –

Một phần của tài liệu Đề cương lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 30)

Đây là giai đoạn phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản

1)Biểu hiện

Tốc độ phát triển GDP trung bình tăng 9,8% là cường quốc đứng thứ 2 trên thế giới -Công nghiệp : sản lượn công nghiệp từ 1950 – 1960 tăng 15,9% từ 1961 – 1969 tăng 13,5% , năm 1964 Nhật đứng thứ 2 thế giới về mặt hàng điện tử , năm 1969 Nhật đứng đầu các nước tư bản về công nghiệp đóng tàu , có 6/10 nhà máy đứng đầu thế giới loại trên 100000 tấn chiếm trên 50% số đơn đặt hàng của các nước trên thế giới

-Nông nghiệp : Đã được cơ khí hóa và trang bị máy móc, thiết bị sản xuất

-Giao thông vận tải : đầu thập kỷ 70 , Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển

-Ngoại thương tăng nhanh qua các năm : Năm 1968 Nhật Bản đứng thứ 7 trên thế giới , năm 1970 đứng thứ 2 trên thế giới , từ 1950 – 1971 kim nghạch ngoại thường tăng 25 lần , trong đó xuất khẩu tăng 30 lần , nhập khẩu tăng 21 lần

2)Nguyên nhân

a)Vai trò nhân tố con người : Người Nhật rất chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công

nhân lành nghề có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những công nghệ mới , công nhân không chỉ được đào tạo trong các trường hướng nghiệp mà còn được đào tạo trong các xí nghiệp . Đối ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo , có kỹ thuật cao , nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường và thay đổi phương pháp kinh doanh . Hơn nữa người Nhật đã được giáo dục đức tính cần lù , lòng trung thành và tính phục tùng cao , do đó đã góp phần đắc lực vào sự phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước , đem lại thắng lợi cho các công ty Nhật bản trên thị trường quốc tế

b)Duy trì tích lũy vốn cao và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

-Tích lũy vốn : Nhật bản tích lũy bằng cách giảm chi tiêu cho quân sự , giảm chi cho phúc lợi xã hội tăng đầu tư ra nước ngoài , tăng cường đầu tư triệt để nguồn vốn tiết kiệm cho nhân dân , tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của Nhật Bản thời kỳ này là 30- 35% GDP cao hơn 2 lần so với Anh và Mỹ

-Sử dung vốn : Nhật bản sử dụng vốn chủ yếu vào những ngành sản xuất hiện đại và có hiệu quả cao như : điện tử , ô tô , đóng tầu , hóa chất ...

c)Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật : Nhật Bản đã đi tắt và đón đầy

những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất của Âu – Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ , mua các phát minh sáng chế . việc nhập khẩu công nghệ đãlàm cho tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình hàng năm của Nhật Bản 1955 – 1965 là 9,4 % . Bằng cách đi như vậy , chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh KHKT Nhật Bản đã có bước phát triển nhảy vọt

d)Vai trò của nhà nước : Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc , Nhật bản đã

thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạng tự do hóa nền kinh tế , kích thích kinh tế phát triển theo cơ chế thị tường kết hợp với sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như :Thuế , tài chính , tiền tệ , tín dụng ... Sự can thiệp và tham gia trực tiếp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế đã chống đỡ được khủng hoảng , tạo ra những tiền đề cần thiết để nền kinh tế tăng trưởng cao

e)Mở rông thị trường trong nước và nước ngoài

-Trong nước : chính phủ thực hiện các cải cách ruộng đất , tạo điều kiện cho nông dân phát triển theo xu hướng trang trại quy mô nhỏ , khuyến khích sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp

-Ngoài nước : Nhật Bản tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa bằng cách giảm chi phí sản xuất chú trọng chất lượn của sản phẩm , xây dựng đội ngỹ thương nhân có năng lực , nhiều kinh nghiệm , thực hiện chính sách linh hoạt . Ngoài ra chính phủ chú trọng phát triển các sản phẩm hướng xuất nhập khẩu để tạo tiền để cho các công ty Nhật bản vươn ra chiếm lĩnh thị trường bên ngoài

f)Kết hợp cấu trúc nền kinh tế 2 tầng : Đây là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kỳ

sau chiến tranh thế giới thứ 2 , đó là sự liên kết , hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống

g)Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ và các nước khác

3)Hạn chế

-Nền kinh tế Nhật Bản phát triển mất cân đối giữa các ngành ,các vùng , giữa công nghiệp và nông nghiệp

-Chi phí quân sự ngày càng tăng đe dọa sự phát triển nhanh của nền kinh tế

-Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt , chi phí cho phúc lợi xã hội thấp và ô nhiễm môi trường tăng

4)Bài học kinh nghiệm

-Biết tiếp thu , kế thừa có chọn lọc , sáng tạo kinh nghiệm của các nước đi trước về ký thuật công nghệ , phương pháp quản lý . Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài , nắm lấy

những cơ hội quốc tế thuận lợi đẻ rút ngăn khoảng cách kinh tế với các nước phát triển trước

-Phát huy tối đa nhân tố con người trong phát triển kinh tế , kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại trong phát triển và sử dụng nguồn lực

-Khai thác và sử dụng hiệu quả ngồn vốn trong phát triển kinh tế cần tập trung vốn đầu tư vào các ngành các lĩnh vực mang lại hiệu quả nhanh nhất , cao nhất , tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế trong mỗi thời ký phát triển . Nhà nước đều có chiến lược để định hướng cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để điều hành sự phát triển theo các hướng trên

-Tiếp thu những kỹ thuật , công nghệ mới của thế giới , đồng thời coi trọng khả năng cải tiến những kỹ thuật công nghệ đó và phát huy những sáng kiến của người lao động

-Cấu trúc hai tàng là một đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ . với cấu trúc này Nhật Bản đã tận dụng và phát huy mọi nguồn nhân lực lao động kỹ thuật ở các cấp độ khác nhay cho phát triển kinh tế

VIII - Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ở Liên Xô giai đoạn 1921 – 1925

1)Bối cảnh : Cuối 1920 nội chiến kết thúc , Liên Xô chuyển sang thời kỳ kiến thiết hòa

bình , chính sách “ Kinh tế cộng sản thời chiến ” không còn phù hợp , nền kinh tế bị khủng hoảng và suy sụp . Trước tình hình đó đại hội Đảng 10 của Liên Xô họp vào tháng 3 năm 1921 đã đề ra chính sách “kinh tế mới ”( NEP ) thay cho chính sách “ kinh tế cộng sản thời chiến “

2)Nội dung

-Xóa bỏ trưng thu lương thực thừa của nông dân , thay đó là thuế lương thực đã có tác động tích cực với nông dân , khuyến khích nông dân sản xuất , mở rộng đất đai , mở rộng quy mô sản xuất

-Nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa nay cho tư nhân thuê để kinh doanh tự do , chính sách này đã khuyến khích tư nhân trong lĩnh vực đầu tư kinh tế , phát huy mọi khả năng của mọi tầng lớp nhân dân

-Cho phép mở rộng , trao đổi hàng hóa trên thị trường giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa thành thị và nông thôn , cho thương nhân tự do hoạt động , chính sách này khuyến khích sản xuất , củng có , lưu thông tiền tệ , thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng đặc biệt là thành thị và nông thôn

-Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh , chính sách này tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp và giảm sự can thiệp của nhà nước

-Kêu gọi nước ngoài vào đầu tư nước ngoài đầu tư ( Thu hút FDI )

IX – Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô ( 1926 – 1937 )

1)Đường lối : trong công nghiệp hóa cần lấy công nghiệp nặng làm nền tảng và ưu tiên

phát triển công nghiệp nặng quá trình công nghiệp hóa ở Liên Xô tiến hành theo 3 bước -Bước 1 : từ 1926 – 1927 là bước chuẩn bị , chủ yếu là khôi phục nền công nghiệp , xây dựng một số xí nghiệp vừa và nhỏ

-Bước 2 : kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1928 – 1932 ) là bước triển khai và có ý nghĩa quyết định Liên Xô đã xây dựng 1500 xí nghiệp có quy mô lớn và hiện đại

-Bước 3 : Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 , đây là bước hoàn thành công nghiệp hóa Liên Xô đã xây dựng 4500 xí nghiệp có quy mô lớn và hiện đại làm cho giá trị sản lượng công nghiệp công nghiệp tăng 2,2 lần . Cuối năm 1937 Liên Xô tuyên bố hoàn thành công nghiệp hóa . Liên Xô đã từ vị trí thứ 5 lên thứ 2 trên thế giới và đứng đầu châu Âu

2)Đặc điểm :

-Ngay từ đầu Liên Xô đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như : xây dựng hàng ngàn các xí nghiệp có quy mô lớn và hoàn chỉnh, tập trung vốn tối đa cho công nghiệp nặng ( 75 – 80% số vốn của toàn ngành công nghiệp ) , do vậy tốc độ tăng trưởng công nghiệp nặng cao hơn nhiều so với công nghiệp nhẹ ( 28,5 % và 10% )

-Nguồn vốn cho công nghiệp hóa ở Liên Xô hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn trong nước được tạo ra từ các nguồn như tiết kiệm trong sản xuất , nguồn thu từ khu vực kinh

tế quốc doanh và kinh tế hợp tác , thu từ xuất khẩu những mặt hàng có thể mạnh , thu từ tiết kiệm công trái và các phong trào thu đua ngày thứ 7 , công nghiệp , cộng sản.

-Công nghiệp hóa Liên Xô được tiến hành theo kế hoạch tập trung , thống nhâtý , các chi tiết kế hoạch mang tính pháp lệnh nghiêm ngặt nhờ đó 2kế hoạch 5 năm được hoàn thành vượt mức kế hoạch trong vòng 4 năm 3 tháng

-Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa Liên Xô rất chú trọng xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ nông nghiệp ( hàng loạt các nhà máy , xí nghiệp , sản xuất , máy cày , máy kéo đã ra đời để phục vụ nông nghiệp ) với bước đi này năm 1937 Liên Xô đã căn bản hoàn thành công nghiệp hóa .

3)Kết quả :

Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp phát triển đứng đầu châu Âu thứ 2 trên thế giới ( sau mỹ ) tốc đọ phát triển hàng năm là 14% , năm 1940 giá trị tổng sản lượn công nghiệp của Liên Xô tăng 7,7 lần so với năm 1913 , sản lượng công nghiệp chiếm 10% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới

4)Hạn chế

-Do Liên Xô tập trung vốn đàu tư cho công nghiệp nặng , hạn chế đầu tư cho công nghiệp nhẹ nên dẫn đến sự mất cân đối giữa công nghiệp nặng so với công nghiệp nhẹ -Công nghiệp hóa Liên Xô tiến theo kế hoạch tập trung và nghiêm ngặt , không kích thích được tính tích cực , năng động sáng tạo của cá nhân và tập thể người lao động

5)Bài học kinh nghiệm

-Trong thời kỳ khôi phục kinh tế , Liên Xô thực hiện chính sách kinh tế mới để phát triển mạnh mẽ LLSX ở cả thành thị và nông thôn , chính sách này phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH

-Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa XHCN đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu , điều đó phù hợp với bối cảnh quốc tế trong và ngoài nước của Liên Xô lúc đó , tuy nhiên đã làm cho nền kinh tế bị mất cân bằng về nhiều mặt , do đó các tiến lên CNXH với xuất phát điểm thấp , thực hiện công nghiệp hóa theo mô hình trên thì không hiệu quả và tỏ ra không thích hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trong thời kỳ xây dựng CNXH Liên Xô thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung , quan liêu bao cấp . Cơ chế đó chỉ phù hợp trong thời kỳ đầu khi mà nền kinh tế còn chủ yếu phát triển theo chiêu rộng và chế đó chỉ phù hợp những năm chiến tranh , nhưng cơ chế đó chứa đựng nhiều nhược điểm làm giảm và triệt tiêu động lực của sự phát triển

-Bài học từ cuộc cải tổ và sự đổ mô hình CNXH : cuộc cải tổ nền kinh tế là việc tất yếu phải làm nhưng phải chuẩn bị kỹ vả về lý luận thực hiện cần có nhưng chủ trương và những bước đi đúng đắn trên cơ sở đúng đắn trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin , giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách chính trị và cải cách kinh tế .

-Ngoại thương: Tổng kim ngách xuất nhập khẩu của Trung Quốc; năm 1978 là 20,6 tỉ USD, đứng thứ 32 trên thế giới thì đến năm 2006 là 1770 tỉ USD, đứng thứ 3 thế giới. -Du lịch: giai đoạn 1978-1997 tốc độ tăng trưởng trung bình tăng 20%, năm 2005 TQ đứng thứ 4 trên tehé giới về thu hút khách với hơn 42tr người.

-Cơ cấu thành phần kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên, tuy nhiên kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể vẫn chiếm ưu thế.

-Nông nghiệp: Đã đạt được một số kết quả và được đánh giá là thành công. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 4,9%, sản lượng lương thực nhìn chung tăng nhanh qua các năm, năm 2006 là 490 triệu tấn, sản lượng các sản phẩm thủy hải sản chiếm 70% sản lượng thế giới.

-Công nghiệp: Phát triển đa dạng, sản phẩm phong phú, tốc độ tăng trưởng tăng cao qua các năm, năm 2006 tăng 13% so với năm 2004 là 11,1%, sản lượng của 20 sản phầm công nông nghiệp đứng đầu thế giới, trong đó 40% sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. -Thặng dư thương mại: năm 2002 là 20 tỉ USD, năm 2004 là 100 tỉ USD và năm 2006 là 177,5 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu của TQ chủ yếu là dệt may, điện tử, dụng cụ gia đình và bưu chính viễn thông.

-Dự trữ ngoại tệ: năm 2002 là 208 tỉ USD, năm 2004 là 450 tỉ USD đứng thứ 2 sau Nhật Bản, năm 2005 là 818,9 tỉ USD đứng đầu thế giới và năm 2006 là hơn 1000 tỉ USD đứng đầu thế giới.

1,Nguyên nhân: a,Quốc tế:

-Trong những năm 1960-1970 kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nông nghiệp đã hoàn thành cơ bản về cơ khí hóa, nhiều nước đã xuất khẩu được lương thực như Anh, Mỹ,Canada, sự phát triển của các nước này đã kích thích sự mở cửa của TQ. -Các nước Đông Âu và Liên Xô cũng cải cách kinh tế vào đầu thập kỷ 60, chuyển từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu làm cho nền kinh tế cac nước này cũng được tăng trưởng nhanh hơn trước.

-Sự phát triển của các nước NICs cũng tác động mạnh đến TQ, thúc đẩy TQ cải cách và mở cửa.

b,Trong nước:

-Do thực trạng kinh tế TQ cho đến năm 1978 vẫn bị khủng hoảng, rối loạn và bế tắc vì thực hiện nhiều chính sách tả khuynh.

-TQ cũng cho rằng nếu tiếp tục duy trì mô hình kinh tế hóa tập trung sẽ gây trì trệ nền kinh tế và làm tụt hậu nền kinh tế, do đó TQ đã đổi mới tư duy.

2,Nội dung:

-TQ chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa XHCN trong giai đoạn đàu cải cách. Từ năm 1992 đến nay xây dựng nền kinh tế thi trường XHCN. TQ cho rằn trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đề cương lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 30)