4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Kết quả mô phỏng với cung tiền có điều chỉnh
Trong tháng 7 năm 2006 của Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bắt đầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng 7,5 % lên 16 % vào cuối năm 2007 và thậm chí cao hơn trong năm 2008. Dự trữ bắt buộc lên đến mức đỉnh 17,5% trong tháng 9 năm
2008, khi PBOC đã bắt đầu giảm dự trữ bắt buộc để phù hợp với tốc tăng trưởng kinh tế giảm liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bằng cách thu bớt các khoản dự trữ có sẵn cho việc tạo tiền. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giảm có hiệu quả tỷ số tiền/tiền cơ sở (the money/monetary base ratio). Tương tự chính sách vô hiệu hóa thực hiện khi quỹ dự trữ ngoại hối tăng, việc tăng các yêu cầu dự trữ bắt buộc là một cách khác để giảm việc mở rộng tiền tệ rộng. Như được thể hiện trong Phụ lục hình 1, sự tăng trưởng của tiền dự trữ có điều chỉnh (tức là tiền dự trữ "hiệu quả" loại tiền mà có bao gồm các tác động của các tỷ lệ dự trữ bắt buộc) thấp hơn các loại tiền dự trữ không được điều chỉnh.
Các tác giả cũng trình bày các kết quả ước tính mô hình VECM với các mô phỏng tương tự như những các báo cáo trong phần trên, nhưng bây giờ sử dụng tăng trưởng của tiền dự trữ có điều chỉnh.
- Kịch bản 1A: giả định rằng tăng trưởng GDP cao (10 %) và sự tiếp tục của xu hướng gần
đây đối với tăng trưởng tiền dự trữ có điều chỉnh. Tiền dự trữ có điều chỉnh tăng khoảng 7 % mỗi năm trong suốt giai đoạn Q2 2006 –Q1 2008.
- Kịch bản 2A: giả định sự sụt giảm mạnh trong sản lượng thực tế (đến 5 %) cùng với sự
Các tác giả cũng đã kiểm định lại đồng liên kết và cũng cho thấy những mối liên hệ dài hạn tương tự. có 2 vector đồng liên kết. một là mối quan hệ cầu tiền dài hạn trong mối quan hệ của M2, RGDP, CPI và một là mối quan hệ cung tiền dài hạn giữa RM và M2. (Xem trong phụ lục bảng 1 và phụ lục 2)