Nghiên cứu tài chính của dự án

Một phần của tài liệu xây dựng dự án trồng nấm (Trang 29)

Nghiên cứu chi phí của dự án.

Hình thức đầu tư : đầu tư xây dựng mới.

Dự kiến tổng mức đầu tư ban đầu 500.000.000 đồng. Trong đó :

1. Chi ban đầu : Chi phí thiết bị sản xuất và chi phí xây dựng khấu hao đều trong 5 năm.

1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản : * Nhà trồng (6 nhà) : 5.000.000 đồng/1 nhà. * Nhà ủ (1 nhà) : 3.000.000 đồng.

* Nhà cấy (1 nhà) : 2.000.000 đồng.

1.2 Đầu tư máy móc : 2 lò hấp ( loại 1500 bịch) : 30.000.000 đồng.

2. Chi cho thuê đất : Thuê đất trong vòng 5 năm : 100.800.000 đồng. * Giá thuê đất trong 2 năm đầu : 1.500.000 đồng/tháng.

* Giá thuê đất trong 3 năm tiếp theo : 1.800.000 đồng/tháng.

3. Chi mua NVL:

Với 6 trại trồng 7000 bịch/nhà diện tích 100m2 , mỗi năm thu 3 vụ. Vậy 1 vụ sẽ nuôi trồng : 7000*6 = 42000 bịch.

Rơm, rạ : 1 tấn rơm rạ thường đóng được 700 bịch. 28000 bịch thì cần 40 tấn rơm rạ cho mỗi vụ.

Mùn cưa : mỗi bịch trồng sử dụng 1 kg mùn cưa 14000 bịch thì cần 14000kg mùn cưa.

Meo giống:

42000 bịch * 1 que/ bịch = 42000 que.

Bông gòn: 1kg bông gòn dùng cho 700 bịch. 42000 bịch cần dùng 60 kg bông gòn.

Dây buộc: 1 kg dây dùng cho 2000 bịch 42000 bịch cần 21 kg dây.

Vôi: 0,3 tấn nguyên rơm rạ thì cần 3,5 kg vôi 40 tấn rơm rạ thì cần 466kg vôi.

Phân bón: 3kg dùng cho 3000 bịch 42000 bịch cần 14kg phân bón

Túi nilon: 6kg/ 1 tấn nguyên liệu

( 40 tấn rơm rạ + 14 tấn mùn cưa) * 6 = 324 kg.

Bảng chi phí các yếu tố đầu vào cho 1 vụ :

Stt Nguyên liệu Khối lượng Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền

1 Rơm rạ 40 Tấn 400.000 đ 16.000.000 đ

2 Mùn cưa 14 Tấn 140.000 đ 1.960.000 đ

3 Meo giống 42000 que 120 đ 5.040.000 đ

4 Bông gòn 60 kg 3.000 đ 180.000 đ 5 Dây buộc 21 kg 20.000 đ 420.000 đ 6 Phân bón 14 kg 30.000 đ 420.000 đ 7 Túi nilon PP 324 kg 15.000 đ 4.860.000 đ 8 Vôi 466 kg 6.000 đ 2.796.000 đ Tổng 31.676.000đ

4. Chi trả nhân công :

20 người x 30.000 đồng/người/ngày = 600.000/ngày * 365 = 219.000.000 đ

Lò hấp và hệ thống phun sương hoạt động 100% công suất.

Quy định về giá điện hiện hành ( áp dụng cho 3 khung giờ : giờ bình thường, giờ cao điểm , giờ thấp điểm) tính trung bình khoảng 1600đ/kw

Ước tính sản lượng điện tiêu thụ cho 1 vụ trung bình khoảng 600kw . Vậy chi phí tiêu thụ điện cho 1 năm là : 600*1600*3 = 2.880.000 đ

* Nước: để xử lý 0,3 tấn nguyên liệu rơm rạ thì dùng 1m3 nước Vậy 1 vụ sản xuất 40 tấn rơm rạ thì cần 133,3m3 nước

Quy định về giá nước ở các mốc là khác nhau. Ước tính giá trung bình khoảng : 8500đ/m3

Vậy tổng chi phí về nước 1 năm là : 133,3 * 8.500* 3 = 3.399.150 đ

* Chi phí quảng cáo cho sản phẩm : 2.000.000đ/ 1 vụ. 1 năm = 2.000.000*3 vụ = 6.000.000 đ

* Chi trả lãi ngân hàng :

Tổng vốn đầu tư ban đầu : 500.000.000 đ

1. Vốn cố định. 400.000.000đ - Vay 400.000.000 đ - Vốn CSH2. Vốn lưu động. 100.000.000 đ - Vay 100.000.000 đ - Vốn CSH

Toàn bộ vốn sản xuất là vốn vay ngân hàng thương mại .

Bảng dự kiến sản lượng, giá bán và doanh thu của dự án.

Đơn vị : ngàn đồng.

Loại sản

phẩm Chỉ tiêu Năm 1 + 2 Năm 3 + 4 Năm 5

Nấm Rơm Sản lượng (Kg) 2.800 3.600 4.000 Đơn giá (Ngànđồng/Kg ) 40 44 48.5 Doanh thu ( Ngàn đồng) 112.000 158.400 194.000 Nấm Hương Sản lượng (Kg) 2940 3780 4200 Đơn giá (Ngànđồng/Kg ) 110 121 133 Doanh thu ( Ngàn đồng) 323.400 457.380 558.600

Nấm Linh Chi Sản lượng (Kg) 318.5 409,5 455 Đơn giá (Ngànđồng/Kg ) 600 660 725 Doanh thu ( Ngàn đồng) 191.100 270.270 329.875 Tổng DT 626.500 886.050 1.082.475

* Sản lượng nấm rơm ( Trung bình 1000 kg nguyên liệu cho 100kg nấm thành phẩm trong cả 1 vụ.)

- Trong 2 năm đầu : (70% công suất * 40.000kg nguyên liệu nấm rơm * 100)/1000 = 2.800 kg

- Trong năm 3 ,4 : (90 % công suất * 40.000kg nguyên liệu nấm rơm * 100)/1000 = 3.600 kg

- Trong năm thứ 5: (100% công suất * 40.000 kg nguyên liệu nấm rơm * 100)/1000 = 4.000 kg

* Sản lượng nấm hương :

Trung bình 1 bịch nguyên liệu nấm hương (1,5 kg nguyên liệu) cho thu hoạch 600gam nấm tươi.

- Trong năm 1 + 2 : sản xuất 70% công suất

Sản lượng = 0,7* 7000 bịch * 0,6kg/bịch = 2940 kg - Trong năm 3+4 : sản xuất 90% công suất

Sản lượng = 0,9* 7000 bịch * 0,6 = 3780 kg. - Trong năm thứ 5 : sản xuất 100% công suất : Sản lượng = 7000 * 0,6 = 4200 kg

* Sản lượng nấm linh chi :

Trung bình 1000kg nguyên liệu nấm linh chi cho thu hoạch 65 kg nấm linh chi thành phẩm trong cả 1 vụ.

- Trong 2 năm đầu : (70% c.suất * 7.000 kg nguyên liệu * 65)/1000 = 318,5 kg. - Trong năm 3 , 4: (90% c.suất * 7.000 kg nguyên liệu * 65) / 1000 = 409,5 kg. - Trong năm thứ 5 : (7000 kg nguyên liệu * 65)/1000 = 455 kg

Đánh giá tài chính dự án :

Đơn vị : ngàn đồng.

Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1. Chi XD cơ bản ( 35.000) 2.Chi mua t.bị ( 35.000)

3. Thuê đất ( 100.800) 4. Mua NVL (95.028) (95.028) (95.028) (95.028) (95.028) 5.Chi trả lương (219.000) (219.000) (219.000) (219.000) (219.000) 6. Chi điện (2.880) (2.880) (2.880) (2.880) (2.880) 7. Chi nước (3.399) (3.399) (3.399) (3.399) (3.399) 8. Quảng cáo (6.000) (6.000) (6.000) (6.000) (6.000) 9.Doanh thu 626.500 626.500 886.050 886.050 1.082.475 Luồng tiền ròng ( 170.800) 300.193 300.193 559.743 559.743 756.168

Mức lãi suất tính toán rtt = lãi suất tiền vay ngân hàng r= 10%/năm. Do toàn bộ vốn đầu tư là vốn vay ngân hàng thương mại.

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) :

NPV = 756.168* ((1,1)^5 – 1)/(1,1^5*0,1) – 196.425*( 1/1,1^4 + 1/1,1^3) - 455.975*( 1/1,1^1 + 1/1,1^2) - 170.800 = 1.648.184 ngàn đồng.

NPV > 0 nên dự án khi đưa vào hoạt động sẽ sinh lãi. - Chỉ tiêu tỷ lệ lợi ích trên chi phí ( BCR) :

BCR = giá trị hiện tại của lợi ích thu được / giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra. Giá trị hiện tại của lợi ích thu được = 1.082.475*(1,1^5 –1)/(1,1^5 * 0,1) -

196.425*(1/1,1^3 + 1/1,1^4) – 455.975* ( 1/1,1^1 + 1/1,1^2) = 3.030.332,41 ngàn đồng.

Giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra = 326.307*( 1,1^5 – 1)/( 1,1^5 * 0,1) = 1.236.960,258 ngàn đồng.

= > BCR = 3.030.332,41 / 1.236.960,258 = 2,45.

Như vậy với 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại 2,45 đồng lợi ích quy về hiện tại => dự án đưa vào hoạt động sẽ sinh lãi.

- Thời gian hoàn vốn ( T.hv):

Đơn vị tính: ngàn đồng.

Năm 0 1 2 3 4 5

Ki 500.000 550.000 274.787 - - -

Fi 0 300.193 300.193 - - -

Đenta i 500.000 249.807 -25.406 - - -

Với Ki là vốn đầu tư quy về năm i để tiếp tục thu hồi Fi là lợi nhuận năm thứ i

Ddenta i = Ki – Fi : vốn đầu tư còn lại cần phải thu hồi ở năm i.

Từ bảng trên ta thấy sau 2 năm dự án sẽ thu lại số vốn và có lãi 25.406 ngàn đồng. - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR:

Ta có:

NPV1 = 756.168* ((2,92)^5 – 1)/(2,92^5*1,92) – 196.425*( 1/2,92^4 + 1/2,92^3) - 455.975*( 1/2,92^1 + 1/2,92^2) - 170.800 = 957,1 r2 = 193% NPV2 = 756.168* ((2.93)^5 – 1)/(2.93^5*1,93) – 196.425*( 1/2,93^4 + 1/2,93^3) - 455.975*( 1/2,93^1 + 1/2,93^2) - 170.800 = -28,07 IRR = r1 + {( NPV1 * ( r2-r1)} / ( NPV1-NPV2) = 192 + {( 957,1)* ( 193-192)}/( 957,1 + 28,07) = 192,97%

Như vậy lãi suất cao nhất mà dự án có thể chịu được là 192,97%. IRR lớn như vậy bởi dự án nuôi nấm có thời gian thu hồi vốn nhỏ.

VI. Nghiên cứu kinh tế - xã hội – tổ chức dự án.

Về hiệu quả kinh tế:

Người dân vẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp như bình thường, sản lượng lương thực, hoa màu không bị giảm đi khi có dự án, mà ngược lại khi thực hiện dự án người nông dân có thể sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.

Trồng nấm có ưu thế vượt trội hơn so với trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm .

Mỗi năm dự án sản xuất khoảng 6 tấn nấm cung cấp cho thị trường , đem lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ gia đình, thu nhập của người dân được duy trì ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân. Và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Đặc biệt tạo nguồn sản phẩm nấm tiêu thụ nội địa, chế biến nấm sấy khô, hình thành sản phẩm trên thị trường từ nền nông nghiệp nông thôn. Phát triển dự án nầm kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, vận tải. Sử dụng sản phẩm của các ngành khác làm đầu vào như : phân bón, túi, dây, máy móc thiết bị.

Về môi trường :

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn, dự án còn làm hạn chế nguồn phế phẩm thải ra làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ : Rơm rạ, mùn cưa thay vì vứt ngoài đường hoặc đốt ngay trên đồng, trên đường quốc lộ gây ô nhiễm môi trường lại đc sử dụng để tạo ra công việc và thu nhập. Nghề trông nấm đã biến các phế phẩm thành có ích và khép kín chu trình các bon. Các loại phụ phẩm này sau khi trồng nấm linh chi, nấm hương còn được tận dụng để

trồng nấm rơm. Phế thải sau thu hoạch nấm chuyển sang làm phân hữu cơ, chất lượng loại phân bón này tương đương với phân chuồng loại tốt giúp cải tạo đất và tăng năng suất cây trồng hoặc làm thức ăn cho mô hình nuôi giun. Chân nấm và tai nấm bị loại bỏ sau quá trình sơ chế được sử dụng làm thức ăn gia súc rất tốt. Trong trồng nấm không dùng bất cứ loại thuốc hóa học nào độc hại nên trồng nấm không tác động xấu đến môi trường.

Về xã hội:

Bổ sung nguồn thực phẩm sạch , giàu dinh dưỡng và nguồn dược liệu để giúp tăng cường thể lực, phòng tránh và chữa 1 số bệnh.

Có thế nói, dự án đã tạo được một nghề mà đòi hỏi đầu tư về kỹ thuật, lao động, cơ sở vật chất, tiền vốn không lớn nhưng đem lại hiệu quả cao, tận dụng được lao động nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Hàng ngàn lượt người được tiếp cận kỹ thuật nuôi trồng nấm. Hình thành những trang trại trồng nấm, làng nghề sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh. Giúp cho người dân vững tin hơn trong sản xuất các loại nấm trên địa bàn. Tiến tới một nên nông nghiệp hàng hóa bền vững góp phần từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giảm tệ nạn xã hội. Hạn chế tình trạng người lao động nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, vừa làm giàu cho chính quê hương mình vừa giảm gánh nặng về nhà ở, việc làm, thất nghiệp…. cho nhà nước. Tăng thu nhập, giúp người dân có thể tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu giáo dục, y tế,…. Giúp cải thiện khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

VII. Chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể.

- Khi bắt đầu thực hiện dự án cần phải làm việc với UBND xã trình bày về dự án, xây dựng hợp tác xã, giải quyết các vấn đề về đất đai, xây dựng công trình.

- Kết hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã để tổ chức phổ biến tuyên truyền tạo dựng lòng tin với người dân địa phương.

- Kết hợp với hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, và 1 số cơ quan đoàn thể để mở các lớp tập huấn chia sẻ kiến thức và kĩ năng cho người nông dân, mở lớp tập huấn chuyển giao công nghệ.

- Các biện pháp , chiến lược Marketing mục tiêu tập trung vào thị trường với người mua chủ yếu.

- Thực hiện “ 4 nhà” kết hợp phát triển nghề trồng nấm : sự kết hợp của nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh tế và nhà nông góp phần khẳng định vị trí và vai trò của ngành trồng nấm trong nền kinh tế.

- Tận dụng công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác xã, sản xuất kinh doanh đi trước để tránh những rủi ro có thể gặp phải.

- Tận dụng chính sách tín dụng :

Việc nhà nước tạo điều kiện cấp tín dụng cho nông dân trồng nấm sẽ mang lại động lực rất lớn. Việc chính sách tín dụng mở và mạng lưới ngân hàng rộng khắp, điều kiện vay không khắt khe ( vay không cần bảo đảm, thủ tục vay đơn giản) , tận dụng lãi suất tín dụng cho người nông dân sản xuất nông nghiệp và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo luôn thấp hơn mức lãi suất thị trường và thời gian vay cũng được ưu đãi hơn.

- Tổ chức thu mua nguyên vật liệu: Sau mỗi mùa vụ cần tổ chức thu mua nguyên liệu về để xử lý nguyên liệu đạt yêu cầu. Liên hệ với các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ, các xưởng cưa để đảm bảo có đủ nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của HTX. Các nguyên liệu củi gỗ dần khan hiếm và đắt đỏ vì vậy tập trung vào thu mua các loại phế phẩm từ nông nghiệp là chính.

- Tổ chức thực hiện sản xuất : Tổ chức tiến hành xử lý nguyên liệu, cấy giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái sản phẩm theo đúng quy trình tiêu chuẩn đã đề ra. Thường xuyên kiểm tra phát hiện sự cố hay sâu bệnh, chuột, gián. Trong quá trình hoạt động sản xuất có thể lồng ghép các buổi tập huấn, sự giúp đỡ từ cán bộ khuyến nông…

- Tổ chức quản lý : Cần xây dựng sơ đồ quản lý về nhân lực, vật lực, tài lực. nếu không có sự quản lý trong các khâu chuẩn bị, sản xuất, tiêu thụ hay duy trì hoạt động, hay không có người đứng ra chịu trách nhiệm lớn nhất thì dự án khó có thể thành công.

- Thực hiện chiến lược 4P cho hoạt động Marketing:

+ Chiến lược sản phẩm :

Tăng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu bằng cách áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất sử, dụng các kỹ thuật trồng nấm mới và phân phối sản phẩm rộng khắp thành phố mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của nấm.

+ Chiến lược giá :

Dự án đặt giá ban đầu cho sản phẩm nấm thấp hơn giá phổ biến trên thị trường, có thể thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh. Dự án sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn để có được thị phần cao hơn.

Sau này khi sản phẩm dự án đã có được vị trí trong khách hàng, được chấp nhận rộng rãi thì dự án sẽ nâng mức giá lên nhưng không quá cao so với trước để tăng lợi nhuận và sẽ cố gắng triển khai kế hoạch cắt giảm chi phí ở mức có thể nhằm đảm bảo mức giá tốt nhất cho khách hàng.

Tiến hành khảo sát nhu cầu người tiêu dùng để nắm bắt được những thông tin cần thiết, đóng vai trò người quan sát, ghi lại những nguyện vọng của khách hàng và những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu hoặc xu hướng chung của thị trường.

Tăng cường các hoạt động chào mời mua hàng đồng thời tư vấn thông tin về sản phẩm cho khách hàng giúp nâng cao nhận thức về tác dụng của nấm đối với người tiêu dùng. Từ đó để khách hàng tự quảng cáo cho sản phẩm dự án. Tham gia và cung cấp nguyên liệu cho các cuộc thi ẩm thực để nhiều nhà hàng, khách sạn có thể biết đến sản phẩm của dự án.

+ Chiến lược phân phối:

Đối với các loại nấm ăn nên sử dụng các kênh phân phồi gián tiếp, các trung gian thương mại như siêu thị, các đại lý, cửa hàng rau sạch, các tiểu thương chợ đầu mối … giúp sản phẩm nấm nhanh chóng có mặt trên thị trường và có thể đến tận tay người tiêu dùng.

Đối với nấm dược liệu sẽ không sử dụng các trung gian thương mại mà chính dự án sẽ cung cấp trực tiếp cho các hiệu thuốc gia truyền, các cơ sở

Một phần của tài liệu xây dựng dự án trồng nấm (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w