- Khi bắt đầu thực hiện dự án cần phải làm việc với UBND xã trình bày về dự án, xây dựng hợp tác xã, giải quyết các vấn đề về đất đai, xây dựng công trình.
- Kết hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã để tổ chức phổ biến tuyên truyền tạo dựng lòng tin với người dân địa phương.
- Kết hợp với hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, và 1 số cơ quan đoàn thể để mở các lớp tập huấn chia sẻ kiến thức và kĩ năng cho người nông dân, mở lớp tập huấn chuyển giao công nghệ.
- Các biện pháp , chiến lược Marketing mục tiêu tập trung vào thị trường với người mua chủ yếu.
- Thực hiện “ 4 nhà” kết hợp phát triển nghề trồng nấm : sự kết hợp của nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh tế và nhà nông góp phần khẳng định vị trí và vai trò của ngành trồng nấm trong nền kinh tế.
- Tận dụng công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác xã, sản xuất kinh doanh đi trước để tránh những rủi ro có thể gặp phải.
- Tận dụng chính sách tín dụng :
Việc nhà nước tạo điều kiện cấp tín dụng cho nông dân trồng nấm sẽ mang lại động lực rất lớn. Việc chính sách tín dụng mở và mạng lưới ngân hàng rộng khắp, điều kiện vay không khắt khe ( vay không cần bảo đảm, thủ tục vay đơn giản) , tận dụng lãi suất tín dụng cho người nông dân sản xuất nông nghiệp và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo luôn thấp hơn mức lãi suất thị trường và thời gian vay cũng được ưu đãi hơn.
- Tổ chức thu mua nguyên vật liệu: Sau mỗi mùa vụ cần tổ chức thu mua nguyên liệu về để xử lý nguyên liệu đạt yêu cầu. Liên hệ với các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ, các xưởng cưa để đảm bảo có đủ nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của HTX. Các nguyên liệu củi gỗ dần khan hiếm và đắt đỏ vì vậy tập trung vào thu mua các loại phế phẩm từ nông nghiệp là chính.
- Tổ chức thực hiện sản xuất : Tổ chức tiến hành xử lý nguyên liệu, cấy giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái sản phẩm theo đúng quy trình tiêu chuẩn đã đề ra. Thường xuyên kiểm tra phát hiện sự cố hay sâu bệnh, chuột, gián. Trong quá trình hoạt động sản xuất có thể lồng ghép các buổi tập huấn, sự giúp đỡ từ cán bộ khuyến nông…
- Tổ chức quản lý : Cần xây dựng sơ đồ quản lý về nhân lực, vật lực, tài lực. nếu không có sự quản lý trong các khâu chuẩn bị, sản xuất, tiêu thụ hay duy trì hoạt động, hay không có người đứng ra chịu trách nhiệm lớn nhất thì dự án khó có thể thành công.
- Thực hiện chiến lược 4P cho hoạt động Marketing:
+ Chiến lược sản phẩm :
Tăng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu bằng cách áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất sử, dụng các kỹ thuật trồng nấm mới và phân phối sản phẩm rộng khắp thành phố mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của nấm.
+ Chiến lược giá :
Dự án đặt giá ban đầu cho sản phẩm nấm thấp hơn giá phổ biến trên thị trường, có thể thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh. Dự án sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn để có được thị phần cao hơn.
Sau này khi sản phẩm dự án đã có được vị trí trong khách hàng, được chấp nhận rộng rãi thì dự án sẽ nâng mức giá lên nhưng không quá cao so với trước để tăng lợi nhuận và sẽ cố gắng triển khai kế hoạch cắt giảm chi phí ở mức có thể nhằm đảm bảo mức giá tốt nhất cho khách hàng.
Tiến hành khảo sát nhu cầu người tiêu dùng để nắm bắt được những thông tin cần thiết, đóng vai trò người quan sát, ghi lại những nguyện vọng của khách hàng và những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu hoặc xu hướng chung của thị trường.
Tăng cường các hoạt động chào mời mua hàng đồng thời tư vấn thông tin về sản phẩm cho khách hàng giúp nâng cao nhận thức về tác dụng của nấm đối với người tiêu dùng. Từ đó để khách hàng tự quảng cáo cho sản phẩm dự án. Tham gia và cung cấp nguyên liệu cho các cuộc thi ẩm thực để nhiều nhà hàng, khách sạn có thể biết đến sản phẩm của dự án.
+ Chiến lược phân phối:
Đối với các loại nấm ăn nên sử dụng các kênh phân phồi gián tiếp, các trung gian thương mại như siêu thị, các đại lý, cửa hàng rau sạch, các tiểu thương chợ đầu mối … giúp sản phẩm nấm nhanh chóng có mặt trên thị trường và có thể đến tận tay người tiêu dùng.
Đối với nấm dược liệu sẽ không sử dụng các trung gian thương mại mà chính dự án sẽ cung cấp trực tiếp cho các hiệu thuốc gia truyền, các cơ sở chế thuốc được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động.
VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng.
• Những rủi ro có thể gặp phải :
• Biến đổi khí hậu : Tình trạng BĐKH đang có những diễn biến phức tạp ở khu vực miền bắc nói chung và khu vực xã ba trại huyện ba vì – hà nội nói riêng . với sự gia tăng nhanh nhiệt độ cùng với những thay đổi về phân bố lượng mưa và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất và tiêu thụ nấm , điều đó đã gây những khó khăn vô cùng lớn và đòi hỏi cần có những phương pháp thích hợp nhất để đối phó.
• Lũ lụt : Lũ lụt là chỉ hiện tượng nước sông dâng lên do mưa lớn đầu nguồn, nước lũ đổ về mạnh hoặc do vỡ đê, tràn đê làm ngập hết cảvùng thấp. Lũ lụt gây ra hiện tượng úng với nấm. khi mưa quá nhiều hoặc mưa lớn trong một thời gian ngắn, nước không kịp tiêu thoát,khi ấy nước đã ngập no nước không thể hút thêm được nữa làm
• Bão : Cũng giống như lũ lụt, bão tuy xảy ra với những mức độ khác nhau nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, bão đi
kèm với mưa lớn và ngập lụt làm giảm năng suất trồng nấm , sau bão tình hình dịch bệnh cũng tang cao gây tốn chi phí sử lí dịch bệnh
• Hạn hán : Hạn hán là một hiên tượng tự nhiên được coi là thiên tai, bởi nó gây ra sự thoát hơi và bốc hơi mặt đất mạnh, phá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của nấm
• Dịch bệnh : Thường bệnh xảy ra ít có cách nào điều trị thật hiệu quả. Chủ yếu là giảm bớt tác hại của nó và nhất là ngăn chặn nguồn bệnh lây lan không chỉ trong một đợt nuôi trồng mà có thể nhiều đợt tiếp theo..
Một số dịch bệnh ở nấm như
+ Tai nấm bị nhũn trước khi thu hái : nguyên nhân do nhiễm bệnh (nấm mốc, vi khuẩn hoặc côn trùng...) ; Tưới nước trực tiếp và quá mạnh lên tai nấm (nhất là nấm rơm và bào ngư) . với bệnh này cần phải cách ly nguồn bệnh, sử dụng thuốc để trị , Tránh tưới nước thành giọt lên tai nấm.
+ Cuống nấm dài và nhỏ ; mũ nấm không phát triển : nguyên nhân do nơi nuôi trồng bị ngộp (nồng độ thán khí CO2 cao) ; Thiếu ánh sang . cần phải làm thông thoáng nhà trồng nấm , cung cấp đủ ánh sáng cho nấm (ánh sáng khuếch tán)
+ Tai nấm dị dạng (bông cải, teo đầu, khô cứng, chết non...) : nguyên nhân do nhiễm bệnh (nấm mốc, côn trùng, nhện nấm...) , nước tưới bị phèn, mặn , nhiệt độ thay đổi đột ngột (lạnh quá hoặc nóng quá) ,với bệnh này cần phải nâng độ ẩm bằng cách phun tưới nước ,che chắn thích hợp nhất là nơi có sự thay đổi nhiệt độ nhiều giữa ngày và đêm.
• Tiêu thụ nấm :
Trước thông tin nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ đội lốt hàng Việt ngang nhiên bày bán trên thị trường, cộng với gần đây dư luận râm ran về những vụ ngộ độc có nguyên nhân từ nấm khiến nhiều người tiêu dùng tẩy chay nấm ăn. Hiện tượng này đã đẩy người trồng nấm lâm vào cảnh điêu đứng vì nấm đến kỳ thu hoạch không có người thu
mua, ế đọng, thua lỗ . có thể thấy trước kia việc tiêu thụ nấm vô cùng dễ dàng bởi việc bán nấm được giá rất cao thì bây giờ giá tất cả các loại nấm đều hạ rất nhiều , dân chuyển sang tiêu thụ các mặt hàng rau củ nhiều hơn , mặc dù nấm của người dân đều là nấm sạch đảm bảo chất lượng nhưng không thể tiêu thụ được bởi luôn bị nghi ngờ là nấm có xuất xứ từ Trung Quốc .
• Phương án dự phòng
• Lựa chọn kĩ lưỡng giống nấm chất lượng tốt nhất : hạt giống nấm tốt giúp đề kháng của cây tốt hơn nâng cao khả năng chống chọi với dịch bệnh cũng như khi điều kiện không thuận lợi xảy ra giúp tạo ra năng suất và chất lượng cao
• Tiến hành phòng dịch ở nấm một cách hiệu quả : phát hiện kịp thời cách triệu chứng dịch bệnh trên nấm để từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời nhất cho từng loại dịch bệnh, tránh để dịch bệnh lan rộng ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ làm giảm doanh thu , chủ động phòng dịch trước , chăm sóc nấm trong điều kiện thích hợp và riêng cho từng loại nấm , nâng cao sức đề kháng của nấm làm giảm nguy cơ mắc dịch bệnh của nấm
• Tiếp thị sản phẩm đến với thị trường , tạo niềm tin cho người tiêu dùng : trước nguy cơ người tiêu dùng đang mất niềm tin vào sản phẩm nấm vì nghi án nấm Trung Quốc , chúng ta cần tập trung làm rõ nguồn gốc nấm như in rõ nơi sản xuất , ngày sản xuất , thời hạn sử dụng kèm theo một số hình ảnh của chính nơi sản xuất công với tiêu chuẩn kiểm định của những tổ chức y tế tin cậy
Tổ chức hệ thống từ sản xuất đến cung cấp sản phẩm thành một bộ máy gắn kết và phối hợp chặt chẽ : đảm bảo đầu ra luôn được tiêu thụ ở mức có thể tính toán được , tiềm kiếm them thị trường trong nước và phát triển sang thị trường nước ngoài thông qua các kênh xuất khẩu hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam .