Quan hệ và vai trò của các mối quan hệ.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 25 - 27)

V. MARKETING QUAN HỆ, MỘT PHẦN TẤT YẾU TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU.

V.1. Quan hệ và vai trò của các mối quan hệ.

1. Quan hệ là gì?

Quan hệ là một từ hết sức quen thuộc đối với mỗi chúng ta, quan hệ được nói đến mọi lúc, mọi nơi, trong mọi lĩnh vực. Vậy quan hệ là gì?

Bản thân mỗi cá thể không bao giờ và cũng không thể tồn tại một cách biệt lập. Xung quanh nó là tập hợp vô số những yếu tố có tác động qua lại và ảnh hưởng tới cá thể đó. Để tồn tại và phát triển mỗi cá thể, một cách tự nhiên, phải xây dựng cho mình một hệ thống những mối liên kết riêng. Những liên kết đó là điều kiện tồn tại của mỗi cá thể.

Có thể đưa ra một ví dụ đơn giản như sau: một cây xanh không thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập, nó, một cách tự nhiên, phải thiết lập cho mình một hệ thống các mối liên kết làm điều kiện cho sự tồn tại và phát triển.

Những mối liên kết cơ bản trong hệ thống đó là: quan hệ giữa cây và đất, cây với nước, với không khí, với ánh sáng mặt trời… cây cần được trồng xuống đất để trao đổi chất với đất, cây cần nước, không khí và ánh sáng để quang hợp. Cây chỉ có thể sống được khi có đầy đủ những mối liên kết cơ bản đó.

Mở rộng ra, trong xã hội loài người, không có một cá nhân nào cá thể tồn tại một cách biệt lập mà trái lại mỗi cá nhân luôn tự xây dựng, thiết lập cho mình một hệ thống các mối quan hệ riêng có tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của chính mình.

Vậy quan hệ là gì?

Ta có thể hiểu: Quan hệ là khái niệm chỉ sự liên quan, sự ràng buộc, phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của nhau giữa hai hoặc nhiều chủ thể quan hệ.

2. Vai trò của các mối quan hệ trong kinh doanh.

Hơn bất kỳ một lĩnh vực nào, trong kinh doanh, quan hệ có vai trò vô cùng quan trọng. Một chủ thể sản xuất kinh doanh, muốn tồn tại và phát triển, không thể không thiết lập cho mình một hệ thống các mối quan hệ. Với hệ thống các mối quan hệ đó, doanh nghiệp tác động qua lại với các đối tác kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp mình và cả những đối tác đó. Quan hệ là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một chủ thể kinh tế nào.

Khi mà các chủ thể nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải thiết lập mối quan hệ với nhau họ sẽ cố gắng cùng nhau xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ đó.

Mối quan hệ như một chất kết dính, một thứ keo không màu liên kết các chủ thể lại với nhau thành một hệ thống. Khi môi trường kinh doanh biến động, hệ thống nào có sự liên kết bền chặt sẽ tồn tại và vượt qua được những biến động đó, ngược lại hệ thống nào với sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ sẽ tan dã và các chủ thể trong đó sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh và rất có thể sẽ tiêu vong (phá sản) khi biến động xảy ra.

Ngày nay cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp đơn lẻ mà nó diễn ra giữa các hệ thống với nhau. Muốn thắng trong cạnh tranh mỗi hệ thống cần có được sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên, liên kết càng chặt chẽ bao nhiêu thì cơ hội thắng càng lớn bấy nhiêu.

Trong mục tiêu thoả mãn khách hàng, mỗi hệ thống đều hướng các hoạt động của mình tới khách hàng, các thành viên biết hy sinh những lợi ích riêng vì mục tiêu chung của toàn hệ thống. Tính thống nhất trong hệ thống càng cao, mối liên kết

giữa các thành viên càng chặt chẽ thì khả năng thoả mãn khách hàng càng hiện thực hơn.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w