khoán/tiền về tài khoản của nhà đầu tư còn quá dài (T+4)
Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện quy trình thanh toán bù trừ đa phương cho cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Cụ thể, vào ngày giao dịch T+0, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) nhận kết quả kinh doanh từ hai Sở GDCK, dựa trên kết quả này VSD in báo cáo, rồi chuyển cho các thành viên lưu ký (CTCK) sao khớp.
Thành viên lưu ký phải kiểm tra đối chiếu, xác minh chính xác giao dịch và xác nhận với VSD chậm nhất vào ngày T+2, dựa trên đó Trung tâm xác nhận với các thành viên ngày T+2. Ngày T+3, VSD kiể m tra tiền, xác định số chứng toán trên tài khoản thành viên, có biện pháp khắc phục nếu thành viên để xảy ra tình trạng thiếu tiền, chứng khoán và hoàn tất giao dịch vào 15h chiều ngày T+3. Như vậy, về lý thuyết phải đến sáng ngày T+4, cổ phiếu mới về tài khoản và được bán nếu NĐT đặt lệnh.
Tuy nhiên, việc bán CK trước khi về tài khoản rõ ràng là nhu cầu có thật và đứng từ góc độ quyền sở hữu, việc cấm NĐT bán CK đã thuộc về mình là không hợp lý. Sau khi NĐT thực hiện giao dịch mua và được Trung tâm lưu ký (TTLK) xác nhận, CTCK đã phong tỏa tiền của khách hàng. Như vậy giao dịch đã hoàn thành và NĐT đã có quyền sở hữu hợp pháp với tài sản đó. NĐT chỉ chưa chuyển giao tiền và chưa nhận tài s ản do phụ thuộc vào quy trình thanh toán của TTLK mà thôi. Điều này cũng tương tự như một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai DN. Khi hợp đồng đã ký kết thì các bên đã có nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng dù tiền chưa thực trả và hàng chưa giao. Vì vậy hệ thống kế toán mới có tài khoản gọi là “hàng mua đang đi đường” hay “tiền đang chuyển”.
Quy chế giao dịch hiện tại chỉ cấm bán khống, tức là bán CK mà NĐT không sở hữu chứ không cấm bán CK đã mua nhưng chưa về đến tài khoản. Do đó cũng không thể nói các CTCK cho phép khách hàng bán trước ngày T+3 là sai nếu đó là CK NĐT thực sự đã mua. Thực tế ở một số thị trường, ví dụ bất động sản, NĐT vẫn giao dịch bình thường. Khi chủ đầu tư xây xong phần hạ tầng là có thể bán tài sản sẽ hình thành trong tương lai.
Một quyền nữa của NĐT đang bị tước đoạt là quyền bán CK đang thực sự sở hữu, đã có trong tài khoản do quy định cấm cùng mua, cùng bán một loại CK trong phiên. Ví dụ NĐT mua 1.000 CP A thì cùng trong phiên, không được bán CP A đó nữa dù trong tài khoản đang có CP này (không phải hàng chưa về). Việc đặt ra quy định này do lo ngại thao túng giá, nhưng rõ ràng như vậy NĐT không còn toàn quyền sở hữu tài sản của mình. Đây cũng là một quy định lỗi thời trong cơ chế giao dịch đã được thị trường chứng minh: NĐT có sử dụng hai tài
khoản để thực hiện quyền của mình và cơ quan quản lý muốn cấm cũng không được.