giữa 0.42 và trên 0.06 một chút, thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước năm 1997, cũng thời gian này thị trường tiền tệ tiếp tục bất ổn định với xác suất của chỉ số PHexr khoảng 0.99, ngoại trừ năm 2007.
7. Kết luận
Nghiên cứu này nhấn mạnh vấn đề khó khăn phải đối mặt là việc xác minh chế độ tỷ giá thực đối với một quốc gia.
Nghiên cứu này cũng xem xét chế độ tỷ giá thực đối với chế độ tỷ giá danh nghĩa của 4 quốc gia Đông Á: Indonesia, Thái Lan, Singapore và Hàn Quốc.
Nghiên cứu cũng mở rộng so với những nghiên cứu trước về 2 mặt.
Thứ nhất là sử dụng mô hình SWARCH và hệ thống kiểm tra giá trị cực đại để ước lượng mức độ can thiệp vào tỷ giá hối đoái và những ngưỡng của nó.
Thứ hai là số liệu được cập nhật hàng ngày bằng quan sát đến giữa năm 2007.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chỉ có Hàn quốc thay đổi chế độ tỷ giá hối đoái danh nghĩa sang điều hành tỷ giá thực thời kỳ sau 1997.
Ngược lại , Indonesia và Singapore lại trở về chế độ tỷ giá hối đoái cố định thời kỳ trước 1997. Trong khi có bằng chứng cho thấy rằng Thái lan nới lỏng mức độ can thiệp từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, nhưng chủ động can thiệp, và được coi là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
Trong phần trình bày ngắn ngọn này chúng ta hoàn toàn bác bỏ giả thuyết “sáo rỗng”.
Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc chính thức tuyên bố theo đuổi chiến lược lạm phát mục tiêu như bám chặt vào chính sách tiền tệ trong suốt thời kỳ sau khủng hoảng tài chính 1997.
Điều này được xác nhận trong nghiên cứu của Sharma và Siregar (2008), tuy nhiên vẫn có sự bất ổn trong tỷ giá hối đoái, cái được xem như là phản ứng của Ngân hàng trung ương Thái lan và Indonesia đối với chính sách lạm phát mục tiêu.
Đề nghị hướng nghiên cứu trong tương lai: kiểm tra quan hệ giữa chế độ tỷ giá hoái đoái cố định với lạm phát mục tiêu, một chính sách phù hợp với những nền kinh tế Đông Á.
46