Tiết 34: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY

Một phần của tài liệu GA lóp 4 tuần 17-chuẩn KTKN-KNS-2010-2011 (Trang 30 - 33)

II/ Đồ dùng dạy-học:

Tiết 34: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY

I/ Mục tiêu:

- Làm thí nghiệm để chứng tỏ.

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.

- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,….

II/ Đồ dùng dạy-học:

- chuẩn bị theo nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 2 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê

III/ Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

Trường Tiểu học “B” Long Giang

A/ Giới thiệu bài:

- Không khí có ở đâu?

- Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống ?

- Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

B/ Bài mới:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy

- Chia nhóm 6 và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị của nhóm.

- Y/c hs đọc mục thực hành

- Y/c hs thực hành trong nhóm và nêu nhận xét, giải thích về kết quả thí nghiệm vào phiếu (Gv đọc trước lớp)

- Theo dõi, quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng trong việc nhận xét.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ?

- Qua thí nghiệm này, các em hãy cho biết ô xi có vai trò gì đối với sự cháy?

Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng

có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hay nói cách khác: Không khí có ô xi nên cần không khí để duy trì sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô xi, để sự cháy diễn ra liên tục? cả lớp mình sẽ làm thí nghiệm tiếp theo.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống

- Cô dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín, các em quan sát xem hiện tượng gì xảy ra nhé.

- Kết quả của thí nghiệm này như thế nào?

- Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

- Không khí có chứa khí ô xi duy trì sự cháy - Lắng nghe

- Nhóm trưởng báo cáo - 1 hs đọc to trước lớp - Thực hành trong nhóm

- Trình bày: Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau, khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên thì ta thấy cả 2 ngọn nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. - Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ, mà trong không khí có chứa khí ô xi duy trì sự cháy.

- Ô xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.

- Lắng nghe

- Quan sát

- Cây nến tắt sau mấy phút

Trường Tiểu học “B” Long Giang

- Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy?

- Bây giờ cô thay đế gắn nến bằng một đế không kín. Các em hãy quan sát xem hiện tượng gì xảy ra.

- Vì sao cây nến vẫn cháy bình thường?

- Khi sự cháy xảy ra, khí ni tơ và khí các-bô- níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục.

- Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? tại sao phải làm như vậy?

Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục

cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.

* Y/c hs quan sát hình 5 SGK/71 - Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? - Bạn làm như vậy để làm gì?

- Bạn nhỏ làm như vậy để không khí trong bếp luôn được lưu thông, luôn được cung cấp liên tục và sự cháy được duy trì

- Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt?

- Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào?

C/ Củng cố, dặn dò:

- Khí ô xi và khí ni tơ có vai trò gì đối với sự cháy?

- Ứng dụng những hiểu biết của mình vào trong cuộc sống

- Vì lượng ô xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp.

- Cây nến vẫn cháy bình thường

- Là do được cung cấp ô xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi nên cây nến cháy liên tục - Lắng nghe

- Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục '

- Lắng nghe - Quan sát

- Đang dùng ống thổi không khí vào trong bếp - Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô xi bị mất đi - lắng nghe

- Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.

- Muốn cho ngọn lửa bếp than không bị tắt, em để bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào bếp.

- Khi muốn dập bếp lửa ta dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa.

- Khi muốn dập bếp than, ta lấy than để vào trong nồi đất và đậy lại.

- Vài hs đọc mục bạn cần biết SGK/71

Trường Tiểu học “B” Long Giang

- Bài sau: Không khí cần cho sự sống

Một phần của tài liệu GA lóp 4 tuần 17-chuẩn KTKN-KNS-2010-2011 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w