Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 3 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA, tháng 8-2014 (Trang 57)

III. MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

a. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

- Đ3 NĐ12/2006, Mục I TT04/2006, Báo cáo v/v Việt Nam gia nhập WTO các Đoạn 136-147 về quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu

a1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (sau đây gọi tắt là thương nhân)

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

Mục I TT04/2006: Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: Các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (nay là Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 về đăng ký doanh nghiệp).

Được xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định và trong phạm vi Nghị định số 12/2006/NĐ- CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

a2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan (Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12-2-2007 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam-Phần 3.IV) và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.

Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này (Đ3 NĐ12/2006)

Xem: Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 3 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA, tháng 8-2014 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w